1) Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nối mạng hệ thống các công trình hồ chứa thủy lợi nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nước trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

2) Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Trung tâm nghiên cứu thuỷ nông và cấp nước

3) Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính:

1 ThS.NCS. Nguyễn Đình Vượng

2 ThS. Huỳnh Ngọc Tuyên

3  GS.TS. Lê Sâm

4  ThS. Nguyễn Văn Lân

5  ThS. Trần Minh Tuấn

6  KS. Nguyễn Xuân Hòa

7  ThS. Ninh Văn Bình

8  ThS. Nguyễn Lê Huấn

9  ThS. Nguyễn Bá Tiến

10  KS. Nguyễn Văn Sáng

11  KS. Lê Văn Thịnh

12  KS. Nguyễn Văn Thu

13  KS. Châu Ngọc Quyền

14  CN. Đỗ Thị Liên

15  KS. Đoàn Trọng Khôi

16  KS. Nguyễn Trung Ninh

17  ThS. Lưu Anh Tuấn

18  KS. Đặng Thanh Bình

19  ThS. Võ Tấn Linh

4) Mục tiêu của nhiệm vụ:

Mục tiêu tổng quát:

Đề xuất các giải pháp nối mạng hệ thống các công trình thủy lợi nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nước trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

Mục tiêu cụ thể:

Đánh giá khả năng nguồn nước, nhu cầu dùng nước và tính toán cân bằng nước của các hồ chứa, các lưu vực, vùng (bao gồm các hồ chứa thủy lợi hiện trạng và đã được quy hoạch đến 2020) để xác định khả năng nối mạng hệ thống các công trình thủy lợi;

Đề xuất được các giải pháp nối mạng hệ thống công trình thủy lợi nhằm nâng cao năng lực khai thác nguồn nước trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận;

Định hướng xây dựng quy trình vận hành điều tiết các hồ chứa trong hệ thống các công trình thủy lợi đã được nối mạng tại Ninh Thuận.

5) Kết quả thực hiện (tóm tắt):

Đề tài đã tiến hành tính toán nhu cầu nước và cân bằng nước cho toàn tỉnh Ninh Thuận, khác với các nghiên cứu khác là chỉ tính chung cho cho các vùng, trong đề tài này, nhóm nghiên cứu đã tiến hành tính toán nhu cầu nước, tiềm năng nguồn nước cho từng tuyến công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, từ đó tính toán cân bằng nước cho từng tuyến công trình trong trường hợp công trình hiện trạng và công trình đã quy hoạch đồng thời cũng đã xem xét tác động của Biến đổi khí hậu đến nguồn nước của tỉnh.

Kết quả tính toán cân bằng nước cho thấy khi hoàn thành hệ thống Tân Mỹ (hồ sông Cái, đập dâng Tân Mỹ), về nguồn nước có khả năng nối mạng liên thông chuyển nước.

Đề tài đã tiến hành tính toán cụ thể khả năng nguồn nước của từng lưu vực và từng tuyến công trình thủy lợi của tỉnh Ninh Thuận. Trên cơ sở bài toán cân bằng nước theo yêu cầu dùng nước để phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, đề tài đã đề xuất 10 tuyến nối mạng chuyển nước liên thông từ hồ chứa sang hồ chứa, kênh tưới sang khu tưới và 7 tuyến tiếp nước cho hạ lưu. Các tuyến đề xuất này về khả năng nguồn nước hoàn toàn có thể nối mạng liên thông chuyển nước, tuy nhiên một số tuyến có địa hình phức tạp, để nối mạng phải làm đường hầm xuyên núi với kinh phí lớn như: tuyến Hồ sông Cái sang sông Sắt (Tuyến số 1) hay tuyến từ hồ sông Sắt sang sông Trâu (Tuyến số 4), do đó cần phải nghiên cứu tính toán kỹ hơn về hiệu quả kinh tế của các tuyến này.

Khi có hệ thống công trình nối mạng sẽ thiết lập sự thống nhất, liên hoàn của các nguồn nước, hình thành các vùng được cấp nước tưới ổn định, tạo điều kiện rất lớn giúp người nông dân phát triển kinh tế và ổn định cuộc sống.

6) Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc:

Bắt đầu : 2015.         Kết thúc: 2017

7) Kinh phí thực hiện.: 1.204 triệu đồng, trong đó

+ Ngân sách sự nghiệp khoa học:        1.204,0 triệu đồng.

+ Vốn tự có của tổ chức chủ trì:                 0,0 triệu đồng.

+ Khác (vay, huy động…):                         0,0 triệu đồng.