1) Tên nhiệm vụ: “Nghiên cứu xây dựng hệ thống cảnh báo, dự báo chi tiết theo các cấp độ rủi ro thiên tai do bão, mưa lớn, lũ lụt, nắng nóng, hạn hán đến cấp xã (vùng), huyện thuộc tỉnh Ninh Thuận”  

2) Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Trung Bộ

3) Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính:

  1. ThS. Võ Anh Kiệt
  2. ThS. Bùi Văn Chanh
  3. CN. Nguyễn Thị Hoan
  4. KS. Nguyễn Quốc Huấn
  5. 5. KS. Hoàng Thanh Minh
  6. 6. Đặng Thanh Bình
  7. 7. K Nguyễn Sĩ Thoại
  8. 8. CN. Trần Thị Hoa Lê
  9. CN. Nguyễn Huy Cường
  10. KS. Nguyễn Hồng Quang

4) Mục tiêu của nhiệm vụ:

Mục tiêu chính:

Giúp các cấp chính quyền và các sở ban ngành chủ động, tích cực và phòng chống có hiệu quả các loại hình thiên tai trên đồng thời có kế hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên khí hậu, nguồn nước hợp lý, hiệu quả, bền vững.

Mục tiêu cụ thể:

– Khoanh vùng, chi tiết hóa các loại hình thiên tai ứng với cấp độ rủi ro thiên tai do bão, mưa lớn, lũ lụt, nắng nóng, hạn hán đến cấp xã (vùng), huyện thuộc tỉnh Ninh Thuận.

– Giúp Đài Khí tượng – Thủy văn tỉnh Ninh Thuận ra các bản tin dự báo, cảnh báo các cấp độ rủi ro thiên tai do bão, mưa lớn, lũ lụt, nắng nóng, hạn hán đến cấp xã (vùng), huyện làm cơ sở cho Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Ninh Thuận ra các quyết định ứng phó với bão, mưa lớn, lũ lụt, nắng nóng, hạn hán kịp thời, có độ chính xác cao.

– Giúp Ban Chỉ huy Phòng chống Thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp thực hiện chỉ đạo kịp thời phòng chống các loại hình thiên tai theo các cấp độ rủi ro thiên tai do bão, mưa lớn, lũ lụt, nắng nóng, hạn hán đến cấp xã (vùng), huyện thuộc tỉnh Ninh Thuận.

– Nâng cao năng lực ứng phó với bão, mưa lớn, lũ lụt, nắng nóng, hạn hán đáp ứng được yêu cầu của Luật Phòng, Chống Thiên tai tại tỉnh Ninh Thuận.

5) Kết quả thực hiện (tóm tắt):

  1. Đề tài đã chi tiết cấp độ rủi ro do bão, ngập lụt, hạn hán, mưa lớn, nắng nóng (05 loại hình thiên tai) chi tiết đến cấp xã theo Quyết định số 44/2014/QĐ-TTg ngày 15 tháng 8 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ.
  2. Cấp độ rủi ro được tính toán trên cơ sở của phương pháp tính dễ bị tổn thương do bão, ngập lụt, hạn hán, mưa lớn, nắng nóng, mức độ phơi nhiễm, tính nhạy và khả năng chống chịu. Tính dễ bị tổn thương do các loại hình thiên tai trên được tính toán dựa trên phương pháp phân tích hệ thống phân cấp AHP và chuẩn hóa bộ cơ sở dữ liệu các yếu tố khí tượng thủy văn, kinh tế xã hội bằng phương pháp HDI, các phương pháp trên đã được ứng dụng triển khai có cơ sở khoa học và tính thực tiễn.
  3. Cơ sở dữ liệu phục vụ tính dễ bị tổn thương được điều tra xã hội bằng các phiếu tại các xã trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đủ tin cậy. Các phương pháp ứng dụng là phương pháp thống kê toán học giúp việc tính toán khách quan.
  4. Số liệu khí tượng thủy văn được thu thập từ cơ quan chuyên môn và một số đề tài đã triển khai, bản đồ rủi ro của 05 loại hình thiên tai trên chi tiết bằng các mô hình toán, phương trình hồi quy, chương trình chi tiết thiên tai và công nghệ GIS có độ tin cậy cao.
  5. Cấp độ rủi ro của 05 loại hình thiên tai trên được chia thành các kịch bản ứngvới các tần suất 0,5%, 1%, 3%, 5% và 10%. Cấp độ rủi ro của 05 loại hình thiên tai sau đó được xây dựng chi tiết đến cấp xã của tỉnh Ninh Thuận.
  6. Đề tài hoàn thành với khối lượng lớn các công việc, đặc biệt là tích hợp, chồng lớp bản đồ để chi tiết cấp độ rủi ro theo không gian. Phương pháp HDI và AHP được tích hợp trong công nghệ GIS hỗ trợ chi tiết cấp độ rủi do lũ đảm bảo độ chính xác và trực quan.
  7. Đề tài đã xây dựng được chương trình chi tiết cấp độ rủi ro của 05 loại hình thiên tai trên từ các kịch bản chi tiết cấp độ rủi ro ứng với các tần suất. Chương trình có khả năng cập nhật thay đổi bản đồ hiểm họa của 05 loại hình thiên tai ứng với sự thay đổi các giá trị dự báo của yếu tố khí tượng thủy văn.
  8. Do chưa có ngưỡng xác định các chỉ tiêu về cấp độ rủi ro, tính dễ bị tổn thương, cũng như ngưỡng và phương pháp quy đổi từ tính dễ bị tổn thương sang Quyết định 44, vì vây để nâng cao giá trị thực tiễn, đề tài đã tham vấn ý kiến của các cơ quan phòng chống địa phương các cấp đặc biệt là cấp xã.

6) Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc:

Bắt đầu: tháng 7/2014                Kết thúc: tháng 8/2018

7) Kinh phí thực hiện: 1.148,6 triệu đồng trong đó:

+ Ngân sách sự nghiệp khoa học:        1.148,6 triệu đồng.

+ Vốn tự có của tổ chức chủ trì:                 0,0 triệu đồng.

+ Khác (vay, huy động…):                         0,0 triệu đồng.

8) Giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ số: 2019-259-06/KQNC Cấp ngày: 02/5/2019