1 Tên nhiệm vụ: Sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn tài liệu dân ca Chăm, triển khai thực nghiệm dạy và học ở cấp Trung học cơ sở tại các vùng có đồng bào Chăm sinh sống ở tỉnh Ninh Thuận.
2 Tên tổ chức chủ trì: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Thuận
3 Chủ nhiệm nhiệm vụ: Th.S Lê Hưng Tiến
4 Mục tiêu nghiên cứu:

– Sưu tầm, nghiên cứu tài liệu về dân ca Chăm trong nước nói chung và ở tỉnh Ninh Thuận nói riêng.

– Biên soạn Chương trình, Tài liệu dạy và học dân ca Chăm cho từng khối lớp 6,7,8 và 9 tại các vùng có đồng bào Chăm sinh sống ở tỉnh Ninh Thuận.

– Tổ chức triển khai thực nghiệm dạy và học ở cấp Trung học Cơ sở tại các vùng có  đồng bào Chăm sinh sống ở tỉnh Ninh Thuận và đánh giá kết quả thực hiện..

5 Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính:

– Cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu dân ca Chăm; thực trạng dạy và học Âm nhạc ở bậc THCS trong tỉnh hiện nay

– Sưu tầm, bổ sung các bài dân ca Chăm; phân tích, đánh giá và chọn lọc những bài phù hợp theo định hướng giáo dục ở bậc THCS

– Nghiên cứu, biên soạn chương trình, tài liệu dạy và học dân ca Chăm ở bậc THCS dành cho các khối 6,7,8,9 tại vùng có đồng bào Chăm sinh sống trong tỉnh Ninh Thuận

– Tập huấn công tác giảng dạy dân ca Chăm cho đội ngũ giáo viên âm nhạc bậc THCS ở vùng có đồng bào Chăm sinh sống tại tỉnh Ninh Thuận

– Triển khai dạy thực nghiệm dân ca Chăm vào các trường THCS ở vùng có đồng bào Chăm sinh sống tại tỉnh Ninh Thuận

– Hội thảo lấy ý kiến về tổng thể kết quả đề tài.

– Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện đề tài.

– In ấn, xuất bản Tập nhạc và Tài liệu dạy học dân ca Chăm: Thuê chuyên gia viết lời giới thiệu tập nhạc, thiết kế trang bìa, sửa bản in, xin giấy phép xuất bản của Nxb Âm nhạc về Tập nhạc dân ca Chăm (Song ngữ), sau đó thuê dịch vụ in ấn, vận chuyển…

6 Lĩnh vực nghiên cứu: 60404 – Nghệ thuật trình diễn (Âm nhạc, kihcj, múa, hát, xiếc,…)
7 Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

– Báo cáo tổng hợp kết quả đề tài. :Trình bày một cách có hệ thống, logic, khoa học, đúng quy cách, đảm bảo độ chính xác về in ấn; về nội dung thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu và nhiệm vụ đặt ra của đề tài.

– Tổng quan tài liệu về dân ca Chăm trong nước nói chung và ở tỉnh Ninh Thuận nói riêng:Khái quát, tổng hợp đầy đủ các tài liệu trong và ngoài nước, đặc biệt là ở tỉnh Ninh Thuận có liên quan. Trình bày logic, chặt chẽ, có tính thuyết phục cao.

– Các lớp dạy thực nghiệm về dân ca Chăm tại các vùng có đông đồng bào Chăm sinh sống ở tỉnh Ninh Thuận.:Vận dụng đúng lý thuyết chung. Phản ánh trung thực, đầy đủ, có độ chính xác cao đối với các thiết chế giáo dục được đưa vào thử nghiệm. Phản ánh đúng kết quả thực nghiệm. Đưa ra được mô hình chung có thể áp dụng đại trà.

– Tài liệu dạy và học dân ca Chăm dành cho các khối 6,7,8 và 9  phù hợp với chương trình khung và chương trình đào tạo chi tiết của Bộ Giáo dục – Đào tạo.:

+Trình bày một cách có hệ thống, logic, khoa học, đúng quy cách, đảm bảo độ chính xác về chương trình phổ thông mới; về nội dung thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu và nhiệm vụ đặt ra của đề tài.

+ Được Hội đồng thẩm định (do Sở Giáo dục và Đào tạo thành lập) thông qua.

– Các lớp tập huấn giảng dạy dân ca Chăm dành cho đội ngũ giáo viên âm nhạc cốt cán của tỉnh.:Nắm vững được các làn điệu dân ca Chăm; hiểu được kết cấu nội dung, chương trình, giáo trình và vận dụng được các phương pháp truyền dạy dân ca Chăm.

– 2 bài báo khoa học:Được đăng chính thức trên Tạp chí Giáo dục và Xã hội

– Tập nhạc dân ca Chăm (Song ngữ Việt – Chăm):Được Hội đồng thẩm định chuyên môn âm nhạc thông qua và Nhà xuất bản Âm nhạc phát hành

8 Thời gian thực hiện: 24 tháng (từ tháng  7 năm 2020 đến tháng 7 năm 2022)