1) Tên nhiệm vụ: Xây dựng mô hình sản xuất giá thể hữu cơ từ nguồn nguyên liệu phụ phẩm nông, lâm nghiệp sẵn có tại Ninh Thuận.

2) Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Trung tâm Thông tin – Ứng dụng tiến bộ KH&CN tỉnh Ninh Thuận

3) Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính:

  1. TS. Nguyễn Đăng Nghĩa
  2. KS. Hồ Gia Đăng
  3. ThS. Nguyễn Hoàng Anh
  4. CN. Hàng Duy Khải
  5. 5. Huỳnh Văn Hiếu
  6. CN.Lưu Thị Thúy Hằng

4) Mục tiêu của nhiệm vụ:

Mục tiêu chung:

– Tận dụng nguồn phụ phẩm, nông, lâm nghiệp sản xuất thử nghiệm giá thể hữu cơ nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tăng thu nhập cho người nông dân

– Tạo ra được sản phẩm giá thể hữu cơ tại chỗ và chất lượng phù hợp trồng rau, quả và hoa kiểng, thay thế cho việc nhập giá thể từ các tỉnh khác.

Mục tiêu cụ thể:

-Tận dụng có hiệu quả nguồn phụ phẩm nông, lâm nghiệp như: rơm rạ, mùn cưa tạo các cơ sở sản xuất và chế biến gỗ, bã nấm sau khi nuôi trồng trên địa bàn tỉnh để sản xuất giá thể hữu cơ, đáp ứng nhu cầu của người dân trồng rau, hoa tại hộ gia đình

-Xây dựng quy trình sản xuất giá thể sạch từ phế phụ phẩm nông lâm nghiệp phù hợp với điều kiện tỉnh Ninh Thuận. Sản xuất thử 03 tấn sản phẩm giá thể hữu cơ đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn của ngành nông nghiệp

-Trồng thử nghiệm, đánh giá hiệu quả của giá thể sạch trên một số loại rau, hoa, cây kiểng. Triển khai ứng dụng 04 mô hình trên cây rau ăn lá, rau ăn quả, cây kiểng.

-Đào tạo 05 cán bộ kỹ thuật, tổ chức 01 hội nghị, phổ biến hướng dẫn kỹ thuật ứng dụng giá thể cho dân, tổ chức 01 hội nghị tổng kết. In ấn 400 cuốn sổ tay, 02 VCD hướng dẫn kỹ thuật trồng rau, hoa và cây kiểng trên giá thể sạch phục vụ công tác tuyên truyền.

5) Kết quả thực hiện (tóm tắt):

Đề tài đã thực hiện các nội dung sau theo như đã đăng ký trong TMĐC.

– Đã điều tra, khảo sát đánh giá trữ lượng nguồn phụ phẩm nông, lâm nghiệp tại 04 huyện và tp Phan Rang Tháp Chàm.. Đã lựa chọn các nguyên liệu chính: Mùn cưa, bã nấm, trấu và rơm rạ để nghiên cứu sản xuất giá thể hữu cơ trồng rau, hoa, cây kiểng. Với nguồn phụ phẩm nông lâm nghiệp là tương đối dồi dào, mỗi năm 93.112 tấn/năm đảm bảo có thể sản xuất được trên 90.000 tấn giá thể hữu cơ cung cấp cho thị trường trong tỉnh cũng như ngoài tỉnh.

– Đã xác định được phương pháp xử lý các nguyên liệu, xác định được công thức phối trộn các thành phần nguyên liệu, chất dinh dưỡng để tạo nên giá thể hữu cơ để trồng rau ăn lá, rau ăn quả, hoa, cây kiểng.

– Xây dựng và hoàn thiện 02 quy trình: Quy trình sản xuất giá thể hữu cơ từ các nguyên liệu phụ phẩm sẵn có tại địa phương như bã nâm, mùn cưa tạp, trấu; Quy trình ứng dụng giá thể hữu cơ trên cây rau ăn lá, rau ăn quả, hoa và cây kiểng phù hợp với điều kiện tại Ninh Thuận

Dự án cũng đã sản xuất 03 tấn giá thể hữu cơ từ nguồn phụ phẩm nông nghiệp (Mùn cưa, bã nấm, trấu, rơm). Chất lượng giá thể đảm bảo các chỉ tiêu hóa lý về chất lượng sản phẩm đạt so với hợp đồng đã ký kết. pH: 7,1; Hàm lượng chất hữu cơ: 46,5%; Hàm lượng Ni tơ tổng: 0,79%; Hàm lượng P2O5 tổng: 0,66%; Hàm lượng K2O tổng: 0,52; Hàm lượng kim loại nặng (As, Pb, Hg, Cu, Zn) đều nằm trong gới hạn cho phép

– Đã thực hiện xây dựng thành công 04 mô hình ứng dụng giá thể hữu cơ từ phụ phẩm nông nghiệp (Mùn cưa, bã nấm, trấu, rơm) tại 10 hộ dân trên địa bàn TP Phan Rang-Tháp Chàm, với diện tích 170m2 trên các nhóm cây trồng rau ăn lá (Cải bẹ xanh), rau ăn quả (Dưa leo, Cà chua), hoa Vạn thọ, cây kiểng (Mai ghép) đã mang lại hiệu quả về năng suất và kinh tế. Năng suất trung bình của cây cải bẹ xanh tăng 35,45% so với đối chứng, năng suất Dưa leo tăng 5,68% so với đối chứng; năng suất Cà chua tăng 13,86% so với đối chứng (trồng theo truyền thống) và cây hoa Vạn thọ, cây kiểng (Mai ghép) sinh trưởng tốt, hoa lâu tàn, màu sắc tươi.

Đã đào tạo 05 kỹ thuật viên cơ sở (cán bộ của Trung tâm Thông tin – Ứng dụng tiến bộ KH&CN tỉnh Ninh Thuận). Các kỹ thuật viên đã nắm vững quy trình sản xuất giá thể hữu cơ, nắm vững và triển khai ứng dụng giá thể để trồng thử nghiệm trên các loại rau, hoa và cây kiểng

6) Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc:

Bắt đầu: tháng 11/2016                     Kết thúc: tháng 5/ 2018

7) Kinh phí thực hiện.:   694,03 triệu đồng; trong đó

+ Ngân sách sự nghiệp khoa học:        573,23 triệu đồng.

+ Vốn tự có của tổ chức chủ trì:                 0,0 triệu đồng.

+ Khác (vay, huy động…):                         120,80 triệu đồng.

8) Giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ số: 2018-259-09/KQNC Cấp ngày: 21/9/2018