1) Tên nhiệm vụ: Xây dựng mô hình trồng Gừng trong bao tại huyện Thuận Bắc

2) Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thuận Bắc

3) Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính:

  1. KS. Nguyễn Châu Cảnh
  2. CN. Đinh Thanh Tuấn

4) Mục tiêu của nhiệm vụ:

Xây dựng mô hình “Thử nghiệm mô hình trồng Gừng trong bao tại huyện Thuận Bắc”, nhằm từng bước ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế, góp phần từng bước đa dạng hóa cây trồng trên địa bàn huyện.

5) Kết quả thực hiện (tóm tắt):

Khảo sát, chọn hộ tham gia mô hình:

Trên cơ sở danh sách các hộ dân đăng ký tham gia mô hình trồng Gừng trong bao của 02 xã Bắc Phong và Lợi Hải. Phòng Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Trạm khuyến nông – Khuyến ngư, UBND 2 xã và cùng với chủ nghiệm dự án đi khảo sát vùng đất trồng Gừng của xã Bắc Phong và Lợi Hải và đất của các hộ dân đăng ký thực hiện dự án. Qua đối chiếu với các tiêu chí lựa chọn 02 hộ dân đủ điều kiện tham gia mô hình

+ Đặng Thành (3.000 bao) thôn Kiền Kiền 1 xã Lợi Hải.

+ Nguyễn Văn Tiễn (5.000 bao) thôn Mỹ Nhơn xã Bắc Phong.

Xây dựng mô hình trồng Gừng trong bao xi măng:

Hoàn thiện quy trình đúc kết trồng Gừng trong bao tại huyện Thuận Bắc bao gồm các công đoạn:

Chọn giống: Chọn Gừng sừng trâu, già trên 8 tháng tuổi, sạch bệnh

Xác định thời điểm trồng cây Gừng: Từ tháng 5 đến tháng 6 dương lịch

Phương pháp chọn đất, cách trồng và chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh,…

Công tác đào tạo, tập huấn:

Hướng dẫn kỹ thuật cho 02 hộ dân tham gia mô hình bằng hình thức  “cầm tay chỉ việc” theo từng giai đoạn thực hiện dự án; tổ chức 1 hội nghị đầu bờ 50 nông dân trong vùng tham quan học tập và trao đổi kinh nghiệm trồng Gừng trong bao xi măng. Thông qua hội nghị đầu bờ, qua đó đánh giá kết quả trồng Gừng trong bao xi măng, đồng thời tạo điều kiện giúp các hộ dân trao đổi học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong sản xuất Gừng trong bao xi măng. Đây là mô hình mới và sử dụng diện tích đất dưới các tán cây lâu năm. Từ đó nông dân thấy được hiệu quả của mô hình trồng Gừng trong bao xi măng. Dự án đã hướng dẫn người dân biết áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trồng Gừng trong bao xi măng.

– Dự án thực sự mang lại hiệu quả, đã nâng cao nhận thức của người dân địa phương trong việc áp dụng kỹ thuật trồng Gừng trong bao vào sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất tăng năng suất và chất lượng hàng hóa nông sản. Đồng thời bổ sung cách canh tác mới, giúp nông dân nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong trồng trọt nâng cao giá trị kinh tế trên đơn vị diện tích. Góp phần cải thiện đời sống cho các hộ dân trong việc xen canh

6) Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc:

Bắt đầu: tháng 5/2012                Kết thúc tháng 2/2013

7) Kinh phí thực hiện.: 118,480 triệu đồng, trong đó:  

+ Ngân sách sự nghiệp khoa học:         92,480 triệu đồng.

+ Vốn tự có của tổ chức chủ trì:                 0,0 triệu đồng.

+ Khác (vay, huy động…):                   26,000 triệu đồng

8) Giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ số: 36. Cấp ngày: 03/03/2014