1) Tên nhiệm vụ: Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ vi sinh để chế biến thức ăn cho gia súc từ nguyên liệu cây mỳ, cây bắp tại huyện Ninh Sơn và huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận.

2) Tổ chức chủ trì nhiệm vụ:

Trung tâm Thông tin -Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Ninh Thuận

3) Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính:

Th.S Nguyễn Hoàng Anh

KS Lương Thị Mai Hương

KS Huỳnh Văn Hiếu

CN Hàng Duy Khải

KS Trần Lập Kim

CN Nguyễn Thị May

4) Mục tiêu của nhiệm vụ:

4.1. Mục tiêu chung: Ứng dụng công nghệ vi sinh để chế biến nguyên liệu cây mỳ, cây bắp làm thức ăn cho gia súc và bảo quản, dự trữ nguồn thức ăn cho gia súc trong mùa khô hạn.

4.2. Mục tiêu cụ thể:

– Đánh giá được thực trạng sử dụng nguồn phụ phẩm nông nghiệp (cây mỳ, cây bắp) trong chăn nuôi cho gia súc tại huyện Ninh Sơn và Bác Ái.

– Tiếp nhận, hoàn thiện quy trình nhân giống men; quy trình lên men các phụ phẩm nông nghiệp và quy trình bảo quản, sử dụng thức ăn lên men cho gia súc.

– Đánh giá hiệu quả ứng dụng công nghệ vi sinh trong chế biến, bảo quản và sử dụng phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho gia súc.

– Đào tạo cán bộ kỹ thuật và tập huấn hƣớng dẫn kỹ thuật cho nông dân.

5) Kết quả thực hiện (tóm tắt):

Dự án đã triển khai thực hiện đầy đủ các nội dung, đúng tiến độ và bảo đảm

yêu cầu:

5.1. Đã tổ chức điều tra tiềm năng, hiện trạng sử dụng phụ phẩm nông nghiệp

trong chăn nuôi gia súc tại huyện Ninh Sơn và huyện Bác Ái.

5.2. Đã tiếp nhận và hoàn thiện quy trình công nghệ phù hợp điều kiện thực tế

sản xuất tại tỉnh Ninh Thuận.

5.3. Đã sản xuất thử nghiệm (700 kg men giống cấp 1; 50 kg men giống cấp 2; 500 kg thức ăn từ thân, là mỳ; 50 kg thức ăn từ củ mỳ); đánh giá chất lượng thức ăn và ứng dụng thử nghiệm trên đối tượng bò, dê.

5.4. Triển khai xây dựng mô hình ứng dụng thức ăn ủ chua (thân, lá cây mỳ và cây bắp) từ vi sinh cho gia súc: Triển khai sản xuất 7.000kg men giống cấp 2; 70 tấn thức ăn lên men từ nguyên liệu thân, lá cây mỳ, cây bắp; 10 tấn thức ăn lên men từ nguyên liệu củ mỳ.

Kết quả triển khai mô hình dự án đã cho thấy khả năng thay thức ăn thô xanh truyền thống (cỏ  tươi) bằng sản phẩm thức ăn lên men từ phế phụ phẩm cây mỳ, cây bắp. Đây là mô hình chăn nuôi mới đối với người dân địa phương, không những có hiệu quả kinh tế từ việc tận dụng phụ phẩm bỏ đi từ cây trồng mà còn giúp người chăn nuôi chủ động được nguồn thức ăn cho gia súc trong mùa khan hiếm thức ăn. Tuy nhiên, thực tế mô hình này chỉ mới tác động bƣớc đầu đến nhận thức của người dân, chƣa thực sự tạo ra điểm nhấn trong cộng đồng vì quy mô chăn nuôi nhỏ và chăn thả quãng canh vẫn còn là nét đặc trưng của vùng.

5.5. Đã tổ chức đào tạo được 04 kỹ thuật viên nắm vững các quy trình công nghệ. Tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật cho 200 lượt hộ dân chăn nuôi bò, dê trong và ngoài vùng dự án. Tổ chức 02 hội nghị đầu bờ và 01 hội thảo khoa học.

6) Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc:

Bắt đầu: tháng 01/2016.                  Kết thúc: tháng 3/2017

7) Kinh phí thực hiện.:   978.247.000 đồng, trong đó:

+ Kinh phí SNKH địa phương:    641.747.000 đồng.

+ Kinh phí của Tổ chức thực hiện:    12.500.000 đồng.

+ Nguồn khác (đối ứng của dân):  324.000.000 đồng..