1) Tên nhiệm vụ: Xây dựng mô hình xã hội học tập

2) Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Hội Khuyến học tỉnh Ninh Thuận

3) Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính:

  1. CN. Phạm Hồng Cường
  2. Trương Tiến Hưng
  3. Nguyễn Anh Linh
  4. Lê Nhân Hiệt
  5. Huỳnh Văn Lâu
  6. Lương Hồng Sơn
  7. Huỳnh Thị Dã Thanh
  8. Trần Minh Lực
  9. Trần Văn Trưa
  10. Nguyễn Xuân Thắng

4) Mục tiêu của nhiệm vụ:

– Xây dựng cơ sở lý luận để củng cố, hoàn chỉnh hệ thống giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên nhằm phục vụ chủ trương chuyển nền giáo dục hiện nay sang mô hình giáo dục mở, làm cơ sở cho việc xây dựng mô hình xã hội học tập ở tỉnh Ninh Thuận phù hợp trong điều kiện hiện nay;

– Nghiên cứu xây dựng mô hình xã hội học tập trong từng khu vực địa lý, tổ chức thực nghiệm chứng minh, tổng kết thực tiễn các luận cứ, lý thuyết nghiên cứu bằng các mô hình mang tính đại diện  đặc trưng về khu vực địa lý, dân tộc, trình độ kinh tế – văn hóa – xã hội… của từng vùng trong tỉnh, trên cơ sở đó nhân rộng toàn tỉnh;

– Kiến nghị các giải pháp cơ bản để xây dựng xã hội học tập ở tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2010 – 2015, 2016 – 2020, nhằm góp phần phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và ở địa phương.

5) Kết quả thực hiện (tóm tắt):

5.1 Tổ chức điều tra, khảo sát thực trạng,đặc điểm, tình hình của tỉnh Ninh Thuận có liên quan đến việc xây dựng xã hội học tập:

Hoàn tất và có báo cáo kết quả điều tra, khảo sát chi tiết thực trạng liên quan đến việc xây dựng mô hình xã hội học tập tại địa phương trước và sau thời gian triển khai mô hình đào tạo và Báo cáo điều tra, khảo sát thực trạng, đặc điểm, tình hình của tỉnh Ninh Thuận có liên quan đến việc xây dựng xã hội học tập

5.2. Triển khai 05 nội dung nghiên cứu và xây dựng 10 chuyên đề khoa học bao gồm:

Nội dung 1: Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về xã hội học tập

– Chuyên đề 1: Những vấn đề lý luận về xã hội học tập

Nội dung 2: Thực trạng tình hình của tỉnh Ninh Thuận liên quan đến việc xây dựng xã hội học tập

– Chuyên đề 2: Thực trạng hệ thống giáo dục trong nhà trường với hình thức giáo dục chính quy (Formal Education) ở tại tỉnh Ninh Thuận.

– Chuyên đề 3 : Thực trạng hệ thống giáo dục ngoài nhà trường (Out of School Education) dưới những hình thức không chính quy (Non-formal Education), trong đó có giáo dục cận chính quy (Quasiformal Education), giáo dục bán chính quy (Paraformal Education) và giáo dục phi chính quy (Informal Education) ở Ninh Thuận.

– Chuyên đề 4: Thực trạng tình hình xây dựng xã hội học tập tại Ninh Thuận qua 4 năm 2005-2009; Các hình thức, dạng mô hình xã hội học tập truyền thống đã hiện hữu trong cộng đồng dân cư tại Ninh Thuận.

Nội dung 3: Xây dựng mô hình lý thuyết về xã hội học tập ở Ninh Thuận

  • Chuyên đề 5: Xây dựng mô hình lý thuyết về xã hội học tập tại Ninh Thuận tại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số.
  • Chuyên đề 6: Xây dựng mô hình lý thuyết về xã hội học tập tại Ninh Thuận ở khu vực nông thôn đồng bằng.
  • Chuyên đề 7: Xây dựng mô hình lý thuyết về xã hội học tập tại Ninh Thuận ở khu vực thành thị.
  • Chuyên đề 8: Bài học kinh nghiệm từ một số mô hình xã hội học tập trong toàn quốc; những thành công, hạn chế và nguyên nhân.

Nội dung 4: Tổ chức thực nghiệm chứng minh, tổng kết thực tiễn các luận cứ, lý thuyết nghiên cứu

– Chuyên đề 9: Mô hình xã hội học tập tại Ninh Thuận – Từ luận cứ, lý thuyết đến thực tiễn.

Nội dung 5: Đề xuất giải pháp cơ bản và những kiến nghị để xây dựng xã hội học tập ở tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2010 – 2015, 2016 – 2020.

Chuyên đề 10: Đề xuất giải pháp cơ bản và những kiến nghị để xây dựng xã hội học tập ở tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2010 – 2015, 2016 – 2020.

5.3. Xây dựng báo cáo tổng luận đề tài nghiên cứu

Tổng luận đề tài nghiên cứu đã báo cáo được toàn diện các vấn đề, kết quả nghiên cứu; trình bày đảm bảo đúng quy cách của một báo cáo khoa học, thuận lợi trong nghiên cứu sử dụng

6) Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc:

Bắt đầu: tháng 6/2010      Kết thúc tháng 6/2012

7) Kinh phí thực hiện.: 323,538 triệu đồng, trong đó:  

+ Ngân sách sự nghiệp khoa học:         323,538 triệu đồng.

+ Vốn tự có của tổ chức chủ trì:                 0,0 triệu đồng.

+ Khác (vay, huy động…):                         0,0 triệu đồng .

8) Giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ số: 40. Cấp ngày: 06/08/2014