Cây rau sam là một trong những cây thuốc quý của Việt Nam cần được bảo tồn và phát triển thành những vùng trồng dược liệu lớn, để có nguyên liệu sản xuất thuốc điều trị bệnh trĩ, phục vụ sức khỏe cộng đồng trong và ngoài nước.

Trong nền y học dân gian Việt Nam có rất nhiều bài thuốc sử dụng rau sam, nhưng việc nghiên cứu xác định hoạt chất sinh học chính của cây rau sam sử dụng làm thuốc điều trị bệnh trĩ vẫn chưa được nghiên cứu. Cây rau sam là nguyên liệu sản xuất thuốc nhưng cho đến nay vẫn chưa xác định được mùa thu hái, tuổi của cây đạt được hàm lượng hoạt chất sinh học để sản xuất thuốc là chưa đúng với yêu cầu của tiêu chí GAP

– WHO và chưa đúng với tiêu chuẩn của nguyên liệu làm thuốc, bởi vì không xác định được mùa thu hái thì không khác gì thu hái rau ăn, sự khác biệt giữa cây làm thuốc và cây thực phẩm là phải biết được hoạt chất sinh học của cây và nghiên cứu các yếu tố tác động làm ảnh hưởng đến sự hình thành hoạt chất sinh học của cây như: việc chăm sóc, tưới, phân bón, che nắng cho cây… Cây rau sam được nhân giống bằng phương pháp nhân giống vô tính và hữu tính đều từ kinh nghiệm dân gian chưa có cơ sở khoa học, chưa có quy trình nhân giống dựa trên nghiên cứu khoa học, xác định cụ thể các yếu tố ảnh hưởng đến sự nẩy mầm của hạt và cây con, có đảm bảo tính di truyền của cây mẹ bằng nhân giống vô tính và hữu tính.

Để có nguyên liệu làm thuốc ổn định hàm lượng hoạt tính sinh học và tiêu chuẩn nguyên liệu sản xuất thuốc từ cây rau sam, đây là một trong hai thành phần của viên thuốc Thiên Hoàng Sa đã được nghiên cứu ở đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu tiền lâm sàng viên Hoàng Sa chiết xuất từ dược liệu Việt Nam để điều trị bệnh trĩ , đề tài đã nghiệm thu đạt loại khá. Trong đề tài này, chúng tôi đã nghiên cứu chiết xuất và nghiên cứu dược lý của các phân đoạn flavonoid từ cây rau sam. Kết quả cho thấy các phân đoạn flavonoid được chiết xuất từ cây thuốc này có tác dụng điều trị bệnh trĩ. Để sớm có sản phẩm thuốc mới điều trị bệnh trĩ từ dược thảo Việt Nam, Bộ Y tế đã cho phép Công ty TNHH Thiên Dược là doanh nghiệp khoa học công nghệ của tỉnh Bình Dương, được thực hiện nhiệm vụ quỹ gen “Khai thác và phát triển nguồn gen cây rau sam (Portulaca oleracea L.) làm nguyên liệu sản xuất thuốc điều trị trĩ” theo quyết định số 2248/QĐ-

 

BYT. Trong thời gian qua, Công ty Thiên Dược đã thực hiện nhiệm vụ được giao theo đúng các mục tiêu đã được Hội đồng khoa học công nghệ – Bộ Y tế phê duyệt với mục tiêu: Phát triển và khai thác nguồn gen cây rau sam (Potulaca oleracea L.). Tạo được một vùng trồng cây rau sam trên diện tích 3 ha đạt yêu cầu để có nguyên liệu sản xuất thuốc điều trị bệnh trĩ.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ “Khai thác và phát triển nguồn gen cây rau sam (Portulaca oleracea L.) làm nguyên liệu sản xuất thuốc điều trị trĩ” đã hoàn thành những nội dung sau:

  • Chọn được giống cây rau sam (Portulaca oleracea L.) để phát triển vùng trồng ở miền Đông Nam Bộ với diện tích 3 ha, thu được 1.000 kg dược liệu khô, 51 kg hạt giống rau sam. Đây là nguồn nguyên liệu dược liệu đạt hàm lượng hoạt chất sinh học ổn định để sản xuất thuốc.
  • Đã xây dựng được một quy trình nhân giống cây rau sam bằng phương pháp nhân giống vô tính và hữu tính. – Đã xây dựng được quy trình chiết xuất cao nước, cao cồn từ phần trên mặt đất cây rau sam để làm nguyên liệu sản xuất thuốc, sản xuất được 500 kg cao nước, 500 kg cao cồn rau sam để sử dụng làm thực phẩm chức năng điều trị bệnh trĩ.
  • Đã xây dựng tiêu chuẩn cơ sở của nguyên liệu cao chiết trong đó phần định tính định lượng bằng phương pháp HPLC với hai chất điểm chỉ tinh khiết đặc trưng cho cây rau sam portulacanone C 500 mg và cerebroside 250
  • Đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thu t nắm vững kỹ thu t trồng, chăm sóc, thu hái, chế biến, bảo quản cây rau sam theo tiêu chí GAP – WHO và nắm vững kỹ thu t chiết xuất.
  • Mở rộng vùng trồng góp phần giảm sự nóng lên của trái đất, làm môi trường thêm xanh sạch bảo vệ sức khỏe con người.
  • Về mặt khoa học, đóng góp của đề tài:

+ Về thực vật học: Cây rau sam đã được mô tả một cách chi tiết, kỹ lưỡng và chính xác so với các tác phẩm đã viết về cây rau sam có ở Việt Nam

+ Về gen:

Phương pháp nghiên cứu đa dạng di truyền nguồn gen dựa trên kết quả phân tích tính đa hình bằng kỹ thuật PCR-RAPD đã đưa ra dấu vân tay (hệ số tương đồng di truyền) để từ đó kiểm soát được dược liệu rau sam trong quá trình thu mua dược liệu và sản xuất thuốc.

Nghiên cứu đa dạng di truyền và nhận dạng nguồn gen cây rau sam bằng phương pháp ITS- rDNA đã giải trình tự và xác định được đoạn trình tự gen ITS1-5.8S-ITS2 của 04 mẫu cây rau sam nghiên cứu. Mức tương đồng di truyền của 04 mẫu cây rau sam dao động trong khoảng 69,66% đến 98,36%. Mẫu Sam 4 khác biệt hẳn so với 03 mẫu còn lại và nằm ở nhóm riêng. Ba mẫu Sam 1, Sam 2 và Sam 3 được chia làm 2 nhóm phụ với mức độ tương đồng 92,16% đến 98,36%. Dựa vào sự sai khác về trình tự gen ITS1-5.8S-ITS2 có thể phân biệt và nhận biết chính xác 04 nguồn gen của các mẫu cây rau sam nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu này sẽ hữu ích trong kiểm soát cây con giống, chất lượng sản phẩm các mẫu sam và các loại dược liệu từ cây rau sam đã được chọn giống và còn có ý nghĩa ứng dụng trong công tác chọn lọc đúng nguồn giống cây

 

trồng, nhằm bảo tồn, phát triển và đăng ký bản quyền các nguồn gen rau sam quý của Việt Nam.

Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 15325/2019) tại Cục Thông tin KHCNQG.

Đ.T.V (NASATI)