Các tỉnh miền núi khu vực Đông Bắc ở Việt Nam được đánh giá có tiềm năng và lợi thế về nông, lâm nghiệp. Song với việc khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên để phát triển, nâng cao năng suất sản phẩm của ngành nông nghiệp, thì bên cạnh đó lượng phụ phẩm từ sản xuất nông nghiệp hàng năm là rất lớn. Lại là vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, tập trung chủ yếu ở các xã đặc biệt khó khăn, vùng sâu, xa; nhận thức của đồng bào về cải thiện, bảo vệ môi trường sống còn thấp so với các vùng khác.

Ở vùng này hầu như các hộ dân tộc thiểu số chưa biết khai thác, tận dụng phụ phẩm từ sản xuất nông nghiệm và rác thải sinh hoạt hàng ngày, chế biến thành phân hữu cơ có ích cho 8 cây trồng và vệ sinh môi trường sống (phân gia súc, gia cầm còn để vương vãi, thân cây ngô, bã rong riềng… còn để ngoài tự nhiên đã gây ô nhiễm môi trường). Tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số sử dụng nhà vệ sinh hợp vệ sinh còn thấp so với các vùng khác trong cả nước.

Để giải quyết phần nào những hạn chế nêu trên, nhóm nghiên cứu tại Viện Chiến lược và Chính sách dân tộc do TS. Nguyễn Hồng Vĩ dẫn đầu, đã thực hiện đề tài: “Xây dựng mô hình cải thiện vệ sinh môi trường cho hộ dân tại vùng đồng bào dân tộc và miền núi khu vực Đông Bắc” trong thời gian từ năm 2018 đến năm 2019.

Mục tiêu của đề tài là xây dựng thành công mô hình cải thiện vệ sinh môi trường cho hộ dân tại vùng đồng bào dân tộc và miền núi khu vực Đông bắc thông qua chuyển giao kỹ thuật sản xuất phân bón bón từ nguồn rác thải sinh hoạt và phế phụ phẩm từ sản xuất nông nghiệp và xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh; và thay đổi nhận thức và hành vi trong bảo vệ vệ sinh môi trường và góp phần xây dựng thành công nông thôn mới.

Sau hai năm nghiên cứu, đề tài đã thu được các kết quả như sau:

– Đã tập huấn nâng cao nhận thức của đồng bào dân tộc về công tác bảo cải thiện vệ sinh môi trường thông qua kỹ thuật sản xuất phân phân bón hữu cơ từ nguồn phế phụ phẩm từ sản xuất nông nghiệp chỗ quy mô hộ gia đình; lợi ích của việc sử dụng phân bón hữu cơ đối với cây trồng; tập huấn về quy trình vận hành và sử dụng nhà tiêu tự hoại. Đã tập huấn cho 250 lượt người tham gia dự án và hộ dân thuộc 2 xã dự án.

– Chuyển giao quy trình sản xuất phân phân bón hữu cơ từ nguồn phế phụ phẩm từ sản xuất nông nghiệp và quy trình vận hành và sử dụng nhà vệ sinh tự hoại cho 80 hộ dân thuộc 2 xã dự án.

– Xây dựng mô hình trình diễn sản xuất phân phân bón hữu cơ từ nguồn phế phụ phẩm từ sản xuất nông nghiệp cho 46 hộ đồng bào dân tộc; trong dó năm 2018 là 20 hộ, năm 2019 là 26 hộ, của 2 xã dự án. Mô hình nhà tiêu tự hoại là 34 tư hộ, trong đó năm 2018 là 14 hộ, năm 2019 là 20 hộ của 2 xã dự án

Dự án đã góp phần thay đổi phong tục tập quán sản xuất của đồng bào từ chỗ không có thói quen sử dụng phân hữu cơ chuyển sang sử dụng tích cực phân hữu cơ có ích cho sản xuất nông nghiệp, từ việc chưa sử dụng nhà vệ sinh sang sử dụng nhà vệ sinh hợp vệ sinh. Qua đó đã làm thay đổi diện mạo nông thôn về vệ sinh thôn bản sạch sẽ, giảm bớt một số bệnh truyền nhiễm phát sinh do ký sinh trùng gây hại đến sức khỏe cộng đồng, đồng thời, tạo tiền đề cho việc thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại vùng đồng bào dân tộc.

Hiệu quả kinh tế xã hội của dự án là tạo ra nguồn phân bón hữu cơ tại chỗ từ nguồn phế phụ phẩm từ sản xuất nông nghiệp theo công nghệ ủ phân Compost. Mô hình sản xuất phân hữu cơ đã cung cấp cho mỗi hộ dân từ tấn phân hữu cơ, giá trị tương ứng 10 triệu đồng/năm. Lượng phân này đủ cung cấp cho koảng 2000 m2 đất nông nghiệp dùng để trồng trọt, góp phần cải tạo đất, giảm thiểu bệnh cây trồng, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm của cây trồng, giảm giá thành sản phẩm.

Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 18302/2020) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.

N.P.D (NASATI)