Bệnh phấn trắng (Erysiphe polygoni) là bệnh hại chính trên cây đậu tương, nó gây thiệt hại lớn về năng suất và chất lượng hạt. Bệnh phấn trắng phát triển và gây hại nặng trong điều kiện nhiệt độ mát (18-24oC) và với nhiệt độ cao hơn 30oC bệnh không thể phát triển được. Nấm phấn trắng tấn công các tế bào diệp lục làm cho lá, quả và than xanh của cây biến thành màu vàng. Nếu bị hại mở mức độ nặng, lá bị rụng, quả lép, sinh trưởng phát triển của cây bị hạn chế.
Điều kiện khí hậu của các tỉnh phía Bắc Việt Nam, bệnh phấn trắng phát triển mạnh trên cây đậu tương ở giai đoạn cuối của vụ thu đông từ tháng 8 đến tháng 10 đối với các tỉnh miền núi phía Bắc (bệnh có thể xuất hiện và gây hại từ giai đoạn quả non đến thu hoạch); vụ đông từ tháng 10 đến tháng 12 đối với các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ (bệnh có thể xuất hiện và gây hại từ qua tất cả thời kỳ sinh trường phát triển của cây) hoặc vụ xuân từ tháng 1 đến tháng 4 ở hầu hết các tỉnh phía Bắc. Bệnh xuất hiện và gây hại từ giai đoạn cây non đến khi quả chắc. Do vậy, chọn tạo giống đậu tương năng suất cao và kháng bệnh phân trắng là hướng nghiên cứu mới và cấp thiết, mang lại sự ổn định cho giống và nhằm thích nghi với biến đổi khí hậu.
Mặc dù, biện pháp kỹ thuật chung cho cây đậu tương đã phổ biến. Tuy nhiên, những giống mới, vùng mới chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích hợp với điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay là chưa có. Trong sản xuất nhiều vùng sử dụng giống mới nhưng vẫn áp dụng quy trình kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc theo tập quán canh tác cũ. Việc nghiên cứu xác định thời vụ trồng thích hợp cho từng vụ, từng vùng sẽ tạo điều kiện cho cây sinh trưởng tốt. Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật thâm canh để xác định được điều kiện thuận lợi tối ưu đáp ứng với yêu cầu của cây về thời vụ, mật độ, chế độ dinh dưỡng… điều này góp phần tăng năng suất của giống mới và hiệu quả cho người sản xuất. Mặt khác, kết quả nghiên cứu ở giai đoạn 1 đã xác định 3 chi thị liên kết với gen kháng bệnh phấn trắng. Di truyền tính kháng bệnh phấn trắng hại đậu tương là đơn gen trooik. Tác nhân gây bệnh phấn trắng hại đậu tương tại 6 vùng thu nhập mẫu nấm ở miền Bắc Việt Nam là do nấm có gia đoạn sinh sản vô tính thuộc loài Oidium sp. Đã xây dựng được quy trình chọn giống đậu tương kháng bệnh phấn trắng bằng chỉ thị phân tử. Những giống triển vọng mới chọn tạo cần tiếp tục đánh giá, phát triển vào sản xuất. Đặc biệt, đã chọn tạo ra các giống đậu tương triển vọng như ĐT32, ĐT33, ĐT34, nhiều dòng triển vọng kháng bệnh phấn trắng cấp 1 và có tiềm năng cho năng suất cao.
Xuất phát từ những lý do trên, PGS.TS. Trần Thị Trường cùng nhóm nghiên cứu tại Viện cây lương thực và cây thực phẩm – Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã tiến hành giai đoạn 2 của đề tài: “Nghiên cứu chọn tạo giống đậu tương kháng bệnh phấn trắng bằng chỉ thị phân tử (giai đoạn II)”.
Sau một thời gian triển khai thực hiện, đề tài đã thu được những kết quả sau:
1. Nghiên cứu chọn lọc dòng đậu tương kháng bệnh phấn trắng
– Đã xác định được 97 dòng, giống mang gen kháng bệnh phấn trắng
– Đã xác định được 3 dòng kháng bệnh phấn trắng rất cao; 60 dòng, giống kháng cấp 1; 20 dòng, giống kháng cấp 2
– Đã chọn được 16 dòng ưu tú, 6 dòng triển vọng
– Đã chọn được 4 giống triển vọng cho vụ Xuân, 3 giống cho vụ Hè. Trong đó có giống 16.12.15 đã gửi khảo nghiệm Quốc gia. Hàm lượng protein của các dòng, giống triển vọng đạt 44-51% và lipit đạt trung bình 16,7 -21,3%.
2. Khảo nghiệm giống và biện pháp kỹ thuật canh tác cho giống mới
– Khảo nghiệm VCU và sản xuất cho 3 giống ĐT32, ĐT33, ĐT34. Năng suất cao hơn đối chứng 9-29%, kháng bệnh phấn trắng cấp 1-2. Năng suất khảo nghiệm VCU của giống DDT38 cao hơn đối chứng DT84 8-15%, kháng bệnh phấn trắng cấp 1. Thời gian sinh trưởng của các giống là 88-103 ngày.
– Đã khảo nghiệm DUS cho 3 giống ĐT32, ĐT33, ĐT34. Các giống đều thể hiện tính đồng nhất, khác biệt và tính ổn định.
– Đã xây dựng được 1 quy trình canh tác cho giống ĐT34.
3. Xây dựng mô hình trình diễn, công nhận giống đậu tƣơng mới
– Đã xây dựng được 3 mô hình sản xuất giống ĐT34. Năng suất đạt 26,05 tạ/ha, tăng 33,2% và hiệu quả kinh tế tăng 68.7% so với sản xuất đại trà.
– Đã công nhận 01 giống đậu tương mới ĐT34
Nhóm đề tài kiến nghị tiếp tục được hỗ trợ để nghiên cứu kỹ thuật canh tác cho giống đậu tương triển vọng ĐT32 và ĐT33 và hoàn thiện hồ sơ báo cáo công nhận giống lưu hành. Khảo nghiệm sản xuất giống đậu tương triển vọng ĐT38 trong những vụ tới. Cấn đánh giá các dòng, giống triển vọng, kháng bệnh phấn trắng ở các vụ tiếp theo. Sử dụng các mẫu giống kháng bệnh làm vật liệu phục vụ cho công tác chọn tạo giống đậu tương kháng bệnh phấn trắng và bộ chỉ thị liên kết với tính kháng trong chọn tạo giống kháng bệnh phấn trắng.
Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài (Mã số 19030/2020) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.
P.T.T (NASATI) vista.gov.vn