Một nghiên cứu mới đây cho thấy tương tác xã hội có thể có tác động tích cực đến cơ hội sống sót của một người đang được điều trị ung thư. Mặc dù ung thư vẫn là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Hoa Kỳ và trên toàn cầu, tuy nhiên tỷ lệ sống còn của ung thư đã được cải thiện đáng kể trong những năm gần đây.

Thực tế rất ít ai hiểu rõ về những tương tác xã hội và sự tương tác xã hội liệu có mang lại hiệu quả cho liệu pháp điều trị ung thư thông thường chẳng hạn như hóa trị hay không. Đây chính là lý do tại sao một nhóm các nhà nghiên cứu Viện nghiên cứu bộ gen người (NHGRI) phối hợp với Đại học Oxford (Anh) đã tiến hành nghiên cứu tác động của sự tương tác xã hội trong thời gian điều trị bằng hóa trị liệu đối với tỷ lệ sống sót của bệnh nhân.

Công trình nghiên cứu mới này đã được công bố trên tạp chí Network Science mới đây.

Jeff Lienert làm việc tại Chi nhánh Nghiên cứu Hành vi và Xã hội của NHGRI và là tác giả nghiên cứu đã dẫn đầu công trình nghiên cứu nhằm nghiên cứu xem liệu cơ hội sống sót trong khoảng thời gian 5 năm của bệnh nhân có bị ảnh hưởng khi họ thường xuyên tương tác với những người đồng lứa cũng đã trải qua liệu pháp hóa trị liệu và đã qua khỏi không.

Nghiên cứu sự tương tác xã hội trong hóa trị liệu

Lienert và các đồng nghiệp đã tra cứu hồ sơ bệnh án của 4.691 bệnh nhân ung thư đang điều trị bằng liệu pháp hóa trị liệu tại các cơ sở y tế ở Oxfordshire, Anh. Các bệnh nhân này có độ tuổi trung bình khoảng 60 tuổi và khoảng 44% là nam giới. Nhóm nghiên cứu tập trung vào “sự có mặt của người thân trong phòng dành cho bệnh nhân điều trị bằng hóa chất” vì vậy họ đã tạo ra một mạng lưới bệnh nhân có thể cùng sống chung trong phòng điều trị. Sau đó, Lienert và nhóm nghiên cứu đã xem xét tổng số thời gian mà các bệnh nhân đã dành cho nhau khi ở trong cùng một nhóm.

Để xác định những ảnh hưởng xã hội đến bệnh nhân, các nhà khoa học đã nỗ lực đánh giá sự có mặt tức thời của người thân bên cạnh bệnh nhân, đồng thời cũng quan tâm đến tỷ lệ tử vong sau 5 năm của họ. Giải thích về phương pháp luận của nghiên cứu, Lienert cho biết, họ đã có thông tin về thời điểm bệnh nhân được vào và ra khỏi phòng hóa trị liệu, một phòng điều trị có không gian thân mật nhỏ nhưng mọi người có thể nhìn thấy và tương tác với nhau trong một khoảng thời gian dài. Lienert cũng cho biết thêm rằng, họ cũng đã dùng dữ liệu thời gian dành cho bệnh nhân khác cùng trải qua trong phòng hóa trị liệu như là một ví dụ điển hình cho sự kết nối xã hội.

Tương tác xã hội có thể làm tăng tỷ lệ sống sót

Nghiên cứu phát hiện thấy rằng, những bệnh nhân có khả năng sống ít nhất 5 năm sau khi hoàn thành liệu trình điều trị ung thư và có nhiều tương tác với các bệnh nhân tương tự có khả năng sốt ít nhất 5 năm, có tỷ lệ sống sót tăng lên.

Ngược lại, khi tương tác với những người không có khả năng sống sót ít nhất 5 năm thì cơ hội sống sót của bệnh nhân bị giảm đi. Cụ thể hơn, với bệnh nhân ung thư thường xuyên dành thời gian với những người bạn ung thư chỉ có khả năng sống ít nhất 5 năm, thì tỷ lệ tử vong trong vòng 5 năm đầu sau khi được điều trị hóa trị liệu là 72%. Tuy nhiên, khi họ tương tác với bệnh nhân sống sót ít nhất được 5 năm, tỷ lệ tử vong của họ giảm xuống còn 68%.

Sau khi so sánh những kết quả này với cơ hội sống sót của bệnh nhân ung thư bị cách ly, nhóm nghiên cứu kết luận rằng, sự tương tác xã hội làm tăng 2% tỷ lệ sống sót cho các bênh nhân.

Sự khác biệt 2% tỷ lệ sống sót giữa bị cô lập trong quá trình điều trị và ở với những bệnh nhân khác có thể không nhiều, nhưng nó là con số khá đáng kể. Nếu bạn quan sát 5,000 bệnh nhân trong 9 năm, sự cải thiện 2% sẽ ảnh hưởng 100 người”, Jeff Lienert cho biết.

Mặc dù nghiên cứu này là nghiên cứu quan sát, và các nhà khoa học không thể giải thích rõ nguyên nhân, tuy nhiên họ suy đoán rằng phản ứng của con người đối với stress có thể đóng một vai trò then chốt. Sự gia tăng quá mức các hoóc môn căng thẳng như adrenaline có thể làm giảm cơ hội sống sót của bạn và Lienert giả thuyết rằng, sự tương tác xã hội có thể làm giảm căng thẳng đó. Tác giả cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hỗ trợ xã hội cho những người đang trải qua liệu pháp hóa trị.

Nếu bạn có một người bạn mắc bệnh ung thư, việc tương tác động viên thường xuyên của bạn trong quá trình họ hóa trị có thể sẽ giúp họ giảm bớt sự căng thẳng. Những tác động này có thể sẽ mang lại hiệu quả, và hiệu quả hơn so với những bệnh nhân chỉ tương tác với các bệnh nhân ung thư khác”, ông kết luận.

P.T.T (NASATI), Theo http://www.medicalnewstoday.com/articles/318563.php, 24/7/2017