(NASATI) – Ngày 18/9/2017 tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị Tọa đàm các giải pháp giúp nông dân khởi nghiệp. Tham dự Hội nghị có hơn 500 đại biểu từ các cơ quan ban, ngành Trung ương, trong đó trên 300 đại biểu là cơ quan hội nông dân các địa phương, hội viên nông dân sản xuất giỏi trên toàn quốc.
Buổi tọa đàm này nhằm hưởng ứng phong trào Quốc gia Khởi nghiệp, góp phần định hướng và hỗ trợ cho các dự án khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp; khuyến khích khả năng tư duy sáng tạo, sản sinh ý tưởng kinh doanh của nông dân trong cả nước nhất là các hội viên nông dân trẻ có niềm đam mê và mong muốn phát triển ngành nông nghiệp… Thông qua buổi tọa đàm, những gương nông dân tiêu biểu đã và đang thành công trong khởi nghiệp ở nông thôn, nông nghiệp sẽ được đề cử, giới thiệu, nhân rộng, được nhiều người biết đến để tham khảo, học tập, đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, góp phần cho sự phát triển chung vì nông nghiệp, nông thôn và nông dân Việt Nam.
Phát biểu tại buổi tọa đàm, ông Lại Xuân Môn, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam cho biết, phong trào Quốc gia khởi nghiệp hiện đang được Đảng và Nhà nước quan tâm, chú trọng. Tuy nhiên, khởi nghiệp chưa bao giờ là dễ dàng với bất kỳ ai, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp. Các mô hình khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn còn ít. Tuy nhiên, với sức ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ vẫn dễ thành công hơn nếu tạo ra được sự sáng tạo, vì công nghệ là “bùng nổ” và “đột phá”. Khởi nghiệp trong nông nghiệp khó khăn hơn nhiều bởi sự đầu tư của người nông dân mới chỉ là một khâu trong cả một chuỗi liên kết nên rất cần sự vào cuộc chung tay giúp sức của toàn xã hội nhằm tạo ra những thế hệ nông dân thời đại mới.
Các chuyên gia tại buổi tọa đàm đều cho rằng, nông nghiệp Việt Nam đang chuyển từ sản xuất nhỏ lẻ, manh mún sang sản xuất lớn, ứng dùng khoa học công nghệ, sản xuất phải tập trung vào chất lượng thay số lượng, gia tăng tính cạnh của nông sản hàng hóa trên thị trường. Điều này nông dân khổng thể thực hiện một mình nếu thiếu sự giúp đỡ, hỗ trợ đồng hành của doanh nghiệp, nhà nước. Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng, để người nông dân trở thành những “chiến binh” khởi nghiệp thành công, thì hành lang pháp lý phải thuận lợi, tạo điều kiện để họ khởi nghiệp; hỗ trợ họ nắm chắc luật pháp để trở thành công cụ. Đồng thời cần các giải pháp hỗ trợ nông dân đầu tư công nghệ vào sản xuất nông nghiệp gắn với xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu tập thể; vốn cho các dự án khởi nghiệp phải bảo đảm sản xuất theo quy mô lớn; thông tin về thị trường cho nông sản phải nhanh nhạy và chính xác…
Ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam, nhận định: Hiện nay nông nghiệp còn nhiều khó khăn, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Thậm chí, thời gian vừa qua còn nổi lên khái niệm “nền nông nghiệp giải cứu” như giải cứu dưa hấu, thanh long, thịt lợn… khi giá các mặt hàng này rớt giá thê thảm. Theo ông Trần Đình Thiên, khởi nghiệp của nông dân thường gắn với một sản phẩm nông sản, rất cần phải có vai trò của khoa học công nghệ và tính sáng tạo. Nông dân phải là chủ thể của sáng tạo và gắn với chuỗi giá trị hàng hóa. Để thành công, “doanh nhân nông dân” cần phải có thông tin thị trường và áp dụng khoa học công nghệ; đồng thời có sự kết nối của 2 lĩnh vực này vào trong hoạt động khởi nghiệp và sản xuất. Đơn cử về việc áp dụng khoa học công nghệ để tăng giá trị của nông sản, thanh long của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc chỉ được giá 400 USD/tấn. Họ áp dụng công nghệ chế biến, bảo quản, chiếu xạ khử trùng, rồi xuất sang châu Âu bán với giá 3.500 USD/tấn. Chỉ qua việc chế biến phân loại khử trùng, giá trị gia tăng lên rất lớn; trong khi nông dân Việt Nam là người sản xuất mà chịu thiệt thòi, giá trị gia tăng không cao.
Phát biểu tại buổi tọa đàm, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công Nghệ Trần Văn Tùng cho rằng, khởi nghiệp đã khó, khởi nghiệp trong nông nghiệp càng khó hơn. Hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam đang phát triển nhanh, nhiều thanh niên về quê hương khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp. Đây cũng là lĩnh vực còn chịu nhiều rủi ro. Do vậy, Bộ Khoa học và Công Nghệ sẽ tập trung xây dựng các trung tâm chiếu xạ để người nông dân có cơ hội xuất khẩu nông sản đi các nước để hỗ trợ người nông dân. Đồng thời, kiến nghị các địa phương tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp nông nghiệp tham gia thị trường, kinh doanh dịch vụ mới và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp nông nghiệp khởi nghiệp.
Nhân dịp này, Ban tổ chức cũng đã trao quà cho 3 mô hình khởi nghiệp thành công, 10 mô hình khởi nghiệp xuất sắc và 10 mô hình khuyến khích.
Bộ TT&TT sẽ xây dựng và đề xuất các chính sách để đảm bảo phát triển hạ tầng số; đảm bảo an toàn hệ thống thông tin quốc gia; xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn trong lĩnh vực CNTT; có cơ chế ưu đãi, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, hỗ trợ khởi nghiệp.Cũng trong dịp này, Bộ TT&TT cũng đề xuất: thông báo công khai các dự án, kế hoạch và nhu cầu ứng dụng CNTT khu vực công nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT tại khu vực này. Đặc biệt, Bộ kiến nghị Chính phủ và Bộ Giáo dục & Đào tạo đẩy mạnh đổi mới giáo dục nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tận dụng được lợi thế và cơ hội phát triển của CMCN lần thứ 4.
Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Trương Minh Tuấn
Trong khuôn khổ diễn đàn, các đại biểu tập trung trao đổi, thảo luận về xu thế, chiến lược và các giải pháp để Việt Nam tiếp cận cách mạng công nghiệp 4.0 theo 4 phiên tọa đàm chuyên sâu: “Nhận thức về Việt Nam trong cách mạng công nghiệp 4.0”, “Thế mạnh kinh tế số Việt Nam – Công nghiệp số, nông nghiệp thông minh, du lịch thông minh”, “Thành phố thông minh – Smart City”; “Nhân lực số, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp”.