Một số trường hợp bệnh nhân có nguy cơ ung thư phổi thấp, thủ tục chẩn đoán hiện nay đôi khi tràn lan và có thể không cần thiết. Tuy nhiên, nghiên cứu mới đây của nhóm các nhà nghiên cứu Trường Đại học Y Boston (BUSM), Massachusetts đã tìm ra một cách có thể xác định các tổn thương phổi ác tính. Điều này có thể giúp sàng lọc bệnh sớm với chi phí ít tốn kém và ít xâm lấn.
Những phát hiện này đã được công bố trên tạp chí Journal of the National Cancer Institute.
Thương tổn phổi-hay chính là nốt phổi đơn độc (solitary pulmonary nodules) – là rất nhỏ trong phổi, và thường phát hiện thấy ngẫu nhiên khi bệnh nhân chụp X quang phổi khi khám bệnh. Mặc dù các bác sỹ thường lo lắng ung thư khi phát hiện ra các thương tổn này, nhưng những nốt này phần lớn thường là lành tính.
Đặc biệt, trong số tất cả bệnh nhân được sàng lọc ung thư bằng kỹ thuật chụp quét cắt lớp điện toán (CT) trong thử nghiệm sàng lọc ung thư phổi quốc gia, có đến 25% trường hợp bị tổn thương phổi, nhưng khoảng 95% các trường hợp này lành tính và đang ở giai đoạn cuối.
Như các tác giả của nghiên cứu mới này chỉ cho biết, nhiều bệnh nhân người được kết quả chẩn đoán là lành tính nhưng vẫn phải trải qua các thủ thuật y tế như sinh thiết phổi. Tuy nhiên nghiên cứu mới này đã phát hiện ra một công cụ gen có thể cho phép các bác sỹ xác định xem bệnh nhân có bị tổn thương ác tính bằng cách kiểm tra miếng gạc mũi của họ.
Tế bào biểu mô mũi lưu trữ các chỉ dấu sinh học ung thư phổi
Các nhà nghiên cứu BUSM đã thu thập ống nối tế bào biểu mô mũi của các bệnh nhân được chẩn đoán bị thương tổn phổi. Những bệnh nhân tham gia nghiên cứu là những người trước đây và hiện giờ đều hút thuốc.
Biểu mô này là một màng mô tế bào, trong trường hợp này, nó bao bọc và bảo vệ hốc mũi. Các nhà nghiên cứu tiến hành kiểm tra biểu mô mũi đã làm sạch và biểu hiển gen của những người tham gia bằng các sử dụng microarrays – một công cụ gen thường được sử dụng để phát hiện các đột biến gen như BRCA1 và BRCA2 trong ADN của người.
Nhóm nghiên cứu phát hiện thấy các biểu hiện gen liên quan đến ung thư, khiến cho họ nghĩ rằng vùng biểu mô đường thở mũi bị mở rộng ở mỗi những người hút thuốc. Điều này gây cản trở mũi và ống nối này có thể là chỉ dấu sinh học ung thư phổi.
“Phát hiện này của chúng tôi chứng minh sự tổn thương thực thể của vùng đường hô hấp có liên quan đến bệnh ung thư. Chúng tôi phát hiện thấy biểu hiện gen mũi chứa các thông tin về sự hiện diện của ung thư mà không lệ thuộc vào các yếu tố nguy cơ lâm sàng tiêu chuẩn cũng như các biểu hiện gen biểu mô mũi có thể trợ giúp trong việc phát hiện ung thư phổi. Hơn nữa, có thể được thu thập các mẫu mũi mà không xâm lấn bằng dụng cụ y khoa”. Marc Lenburg, giáo sư y học tại BUSM và đồng tác giả nghiên cứu cho biết.
Avrum Spira, giáo sư y khoa, bệnh lý học và thông tin y học tại BUSM cũng nhấn mạnh: “Cần phải phát triển các phương pháp chẩn đoán bổ sung để đánh giá các tổn thương liên quan đến phổi để xác định bệnh nhân nào nên cho chụp CT và sinh thiết. Khả năng kiểm tra các biến đổi phân tử trong vùng tổn thương có thể cho phép chúng ta loại bệnh sớm hơn mà không cần phải tiến hành thủ thuật sinh thiết”.
Tiến sĩ Spira giải thích: “Nhóm nghiên cứu trước đây đã tìm thấy nguồn gốc và kiểm nhận được chỉ dấu sinh học biểu hiện gen biểu mô cuống phổi để phát hiện ung thư phổi ở những người trước đây hút thuốc và những người hiện đang hút thuốc. Phương pháp mới này được xem là phương pháp cải tiến trong chẩn đoán ung thư phổi. Khi bệnh nhân tiếp xúc với khói thuốc lá, các biểu hiện gen biểu mô phế quản và mũi biến đổi giống nhau. Do đó, theo các nhà nghiên cứu, việc tiếp cận biểu mô mũi có thể phát hiện biểu hiện gen gây ung thư hơn”.
P.T.T (NASATI), Theo http://www.medicalnewstoday.com/articles/316089.php, 28/2/2017