Sinh khối được chuyển đổi trong một lớp cát nóng 800°C được hóa lỏng bằng hơi nước bên trong bộ khí hóa gián tiếp, sinh ra khí có hàm lượng calo cao và sản phẩm phụ là nhựa đường. Vì nhựa đường là hỗn hợp phức tạp gồm các thành phần có giá trị và ngoài mong muốn có xu hướng gây khó khăn cho việc làm mát khí, nên được xem là trở ngại cho quá trình khí hóa và việc loại bỏ khá tốn kém. Vì thế, các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Công nghệ Chalmers, Thụy Điển đã phối hợp với các đối tác của ngành công nghiệp để đưa ra giải pháp biến đổi nhựa đường thành sản phẩm giá trị.
Việc thực hiện chuyển đổi nhiên liệu hóa thạch thành năng lượng tái tạo là vấn đề phức tạp đối với nhiều ngành công nghiệp. Với các ngành công nghiệp nặng như nhà máy lọc dầu hoặc ngành công nghiệp giấy và bột giấy, nên thực hiện ngay quá trình chuyển đổi, do các chu trình đầu tư diễn ra trong thời gian quá dài. Bên cạnh đó, vấn đề quan trọng là phải thu được lợi ích từ hoạt động đầu tư do buộc phải thay thế nồi hơi hoặc các thiết bị hiện đại khá tốn kém. Nhờ nỗ lực chiến lược về lâu dài, các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Công nghệ Chalmers hiện đang mở ra hướng thay đổi triệt để, có thể được áp dụng cho các cơ sở mới, cũng như các nhà máy hiện có trên toàn cầu.
Giải pháp này liên quan đến quá trình khí hóa sinh khối trên phạm vi rộng. Bản thân công nghệ này không phải là mới. Những gì đang diễn ra ở nhiệt độ cao, đó là sinh khối được chuyển đổi thành khí. Sau đó, khí được tinh chế thành các sản phẩm cuối cùng hiện đang được sản xuất từ dầu mỏ và khí thiên nhiên. Nhóm nghiên cứu đã chứng minh được rằng sản phẩm phụ cuối cùng là khí sinh học có thể thay thế khí thiên nhiên trong các mạng lưới khí hiện có.
Trước đây, sự phát triển của công nghệ khí hóa đã bị cản trở bởi nhiều sự cố do nhựa đường được giải phóng từ sinh khối. Giờ đây, nhóm nghiên cứu có thể cải thiện chất lượng của khí sinh học thông qua các quy trình hóa học, và nhựa đường có thể đường quản lý theo cách hoàn toàn mới. Bước cải tiến đó kết hợp với việc phát triển song song các vật liệu trao đổi nhiệt, cung cấp khả năng hoàn toàn mới để chuyển đổi nồi hơi thành bộ khí hóa sinh khối.
Martin Seemann, phó giáo sư năng lượng và là đồng tác giả nghiên cứu cho biết: “Yếu tố khiến cho công nghệ trở nên hấp dẫn, là khả năng biến đổi nồi hơi hiện có để bổ sung nhiệt và điện sản sinh nhờ các nhiên liệu không phải hóa thạch và hóa chất“.
Nhiều nhà máy có thể chuyển sang áp dụng quá trình khí hóa như nhà máy giấy và bột giấy, nhà máy lọc dầu và nhà máy hóa dầu.
N.P.D (NASATI), theo https://scitechdaily.com/research-shows-advanced-biofuels-can-be-produced-extremely-efficiently/,