(Sở KH&CN Khánh Hòa) Mới đây, Hội đồng KH&CN tỉnh Khánh Hòa đã họp nghiệm thu đề tài do TS Hoàng Thị Huệ An, Trường Đại học Nha Trang làm chủ nhiệm được thực hiện từ năm 2015 – 2018.
Kết quả đề tài Hoàn thiện quy trình tách chiết, xây dựng mô hình thiết bị sản xuất thử nghiệm lutein và chế phẩm lutein từ hoa cúc vạn thọ tagetes erecta l. đã đảm bảo mục tiêu đề ra và có một số sản phẩm vượt trội so với hợp đồng. Cụ thể:
Sản xuất được 6 lọ x 10g/lọ lutein tinh thể làm nguyên liệu sản xuất chất màu thực phẩm. 10 lọ x 100ml/lọ lutein vi nhũ tương đạt yêu cầu làm chất màu thực phẩm.
Đã cải tiến quy trình thu nhận lutein từ hoa cúc vạn thọ (CVT) nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao hơn, với các công đoạn:
- Xử lý hoa CVT bằng dung dịch Viscozyme 0.89%v/v; tỷ lệ dịch Viscozyme/nguyên liệu là 0,2/1v/vw; thời gian xử lý là
- Chiết carotenoid từ hoa CVT đã xử lý Viscozyme bằng hexane tỷ lệ 2/1v/w ở 500C trong 24h; chiết 1 lần.
- Sau khi xà phòng hóa dịch chiết lutein ester bằng KOH 15%w/v trong ethnol ở 700C trong 3h, chiết lutein bằng acetate ethyl, tinh sạch tạp chất bằng cách rửa lutein thô 3 lần với ethnol (tỷ lệ 1/1v/w) rồi 2 lần với hexane (tỷ lệ 1/1v/w).
Sản phẩm lutein tinh thu được từ hoa CVT tươi có hàm lượng carotenoid tổng số trung bình 86,76± 9,48 (%) và lutein trung bình là 84,49±9,43 (%), nếu đi từ hoa khô thì carotenoid tổng số là 97,76±2,12 (%), lutein 97,30±9,31 (%); dư lượng dung môi hữu cơ và kim loại nặng dưới mức cho phép, đạt yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm; ổn định khi bảo quản 200C trong tối trong 30 ngày. Sản phẩm có giá thành tương đương
với các sản phẩm ngoại nhập và thích hợp cho việc ứng dụng tạo màu hay bổ sung vi chất lutein trong thực phẩm.
Công thức điều chế vi nhũ tương lutein ổn định bởi hệ chất nhũ hóa Tween 80-Span 80 như sau: lutein 0,4%w/w, dầu nành:1,6%w/w, Tween 80:20%w/w; Span 80:10%w/w, vitamin:E 0,06%w/w, NATA-MU: 0,05%w/w, nước cất 2 lần: 67,94%w/w. Sản phẩm vi nhũ tương lutein có hàm lượng lutein là 0,38±0,01 (%), dư lượng dung môi hữu cơ và kim loại nặng dưới mức cho phép. Sản phẩm bền về mặt động học, carotenoid tổng số suy giảm <7,8% sau 30 ngày bảo quản ở 200C trong tối.
Sản phẩm vi nhũ tương lutein thu được không thích hợp để tạo màu cho các dạng thực phẩm lỏng giàu nước, bảo quản ở nhiệt độ phòng với thời hạn sử dụng dài (nước giải khát, nước tăng lực,…). Tuy nhiên nó có thể ứng dụng để bổ sung lutein như một chất dinh dưỡng cho một số dạng sản phẩm dạng sệt yêu cầu bảo quản lạnh và thời gian bảo quản ngắn (sữa chua, tàu hủ tươi) và thích hợp hơn để tạo màu cho thực phẩm dạng rắn (bánh quy, kẹo gum, chả cá,…). Chi phí gia tăng do bổ sung vi nhũ tương lutein trong các thực phẩm trên ở mức chấp nhận được đối với người tiêu dùng. Do đó, việc thương mại hóa sản phẩm vi nhũ tương lutein khả thi.
Đã có quy trình công nghệ hoàn thiện thu nhận lutein từ hoa CVT ứng dụng làm chất màu thực phẩm; Quy trình công nghệ bào chế vi nhũ tương lutein ứng dụng làm chất màu thực phẩm. Bản vẽ thiết kế hệ thống thiết bị sản xuất lutein từ hoa CVT. Mô hình hệ thống thiết bị sản xuất lutein từ hoa CVT quy mô 20kg nguyên liệu/mẻ. Và các báo cáo chuyên đề: Hoàn thiện quy trình công nghệ xử lý hoa CVT, thu nhận lutein từ hoa CVT, điều chế lutein vi nhũ tương tan trong nước ứng dụng làm chất màu thực phẩm; Sản xuất thử nghiệm lutein và lutein vi nhũ tương ứng dụng làm chất màu thực phẩm; Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho sản phẩm lutein và vi nhũ tương lutein ứng dụng làm chất màu thực phẩm; Đánh giá khả năng thương mại hóa sản phẩm lutein và lutein vi nhũ tương sản xuất theo quy trình công nghệ cải tiến. Ngoài ra, đề tài đào tạo được 3 thạc sỹ.
Đề tài được Hội đồng KH&CN đánh giá nghiệm thu loại Đạt.