Tác động đến khí hậu của máy bay không phải là phát thải cacbon. Các vệt khói trắng từ máy bay cũng gây ảnh hưởng đến nhiệt độ của bầu khí quyển. Một nghiên cứu mới của Trung tâm hàng không vũ trụ Đức đã phát hiện thấy sự gia tăng mạnh mẽ tác động của các vệt khói trắng đó.

Khi máy bay di chuyển qua phần trên của tầng đối lưu, sinh ra khí thải và để lại những vệt hơi nước tạo nên những vệt sọc trắng nhỏ. Hầu hết chúng đều tan biến nhanh, nhưng trong điều kiện thích hợp, chúng có thể tồn tại hàng giờ. Khi tình trạng đó xảy ra, chúng làm ấm bầu khí quyển bằng cách hấp thụ bức xạ nhiệt do Trái đất phát ra.

Trong nhiều năm qua, các nhà khoa học đều biết đến hiệu ứng nhà kính của các vệt khói trắng nhưng trên thực tế, tình trạng khí quyển ấm lên vì nguyên nhân này theo ước tính lớn hơn so với lượng khí thải cacbon từ ngành hàng không. Thực tế đáng ngạc nhiên đó đã khiến một số nhà khoa học băn khoăn về khả năng hiệu ứng sẽ tăng lên khi giao thông hàng không tiếp tục gia tăng trong tương lai.

Hiện nay, hai nhà nghiên cứu tại Trung tâm hàng không vũ trụ Đức (DLR) đã cố gắng lý giải hiện tượng đó. Thông qua sử

dụng mô hình khí hậu cũ về các vệt khói trắng và dữ liệu phát thải từ ngành hàng không do Bộ Giao thông vận tải Hoa Kỳ phát triển (dự báo giao thông hàng không tương lai đến giữa thế k ) cung cấp, các tác giả đã xem xét sự thay đổi của hiệu ứng nóng lên của khí quyển. Kết quả nghiên cứu đã được công  bố  trên  tạp  chí Atmospheric   Chemistry   and  Physics nêu rõ đến năm 2050, nóng lên do vệt khói trắng có thể cao gấp 3 lần năm 2006. Trên thực tế, nóng lên do nguyên nhân này có khả năng vượt qua tình trạng nóng lên do phát thải CO2, nhờ cải tiến đồng thời hiệu quả nhiên liệu.

Ulrike Burkhardt, đồng tác giả nghiên cứu không quá ngạc nhiên với kết quả đó và lưu ý rằng bản thân giao thông hàng không được dự kiến sẽ tăng gấp bốn lần trong khoảng thời gian này. Sự gia tăng tình trạng nóng lên do các vệt khói trắng một phần là do các máy bay hiện đại bay cao hơn một chút so với các máy bay cũ, có thể dẫn đến sự hình thành các vệt khói trắng nhiều hơn ở vùng nhiệt đới.

Hiệu ứng này không có nghĩa là một thảm họa hành tinh. Mô hình của các tác giả cho thấy các vệt khói trắng sẽ đóng góp khoảng 160 milliwatts lực bức xạ bổ sung

– năng lượng tăng thêm tác động trở lại bề

 

mặt Trái đất vào giữa thế k này. Ethan Coffel, nhà khoa học khí quyển tại Đại học Dartmouth cho rằng để so sánh, theo kịch bản biến đổi khí hậu mà các tác giả sử dụng, tình trạng nóng lên do khí nhà kính sẽ khoảng 6.000 milliwat mỗi mét vuông vào cuối thế k này.

Hiệu ứng ấm lên do các vệt khói trắng cũng chỉ tồn tại trong thời gian ngắn và vì nó xảy ra ở tầng khí quyển phía trên, nên không rõ sự khác biệt thực sự của nó đối với nhiệt độ trên bề mặt Trái đất. Vấn đề này mở ra chủ đề nghiên cứu mở.

Thắt chặt kiểm soát ô nhiễm để giảm số lượng hạt bồ hóng phun ra từ máy bay sẽ giúp giảm lượng hơi nước ngưng tụ phía sau máy bay. Tuy nhiên, bồ hóng sẽ phải giảm đi rất nhiều để gây tác động lớn. Lựa chọn tốt nhất để giảm hiệu ứng này và phát thải cacbon của ngành hàng không là hạn chế bay.

N.P.D (NASATI), theo https://earther.gizmodo.com/airplane- contrails-have-surprising-effect-on-the-atmosp-1835905453,