Ở các quốc gia đang phát triển có hệ thống cơ sở hạ tầng yếu kém, việc hấp thụ và lưu trữ các chất bổ sung vitamin trong cơ thể không phải là chuyện dễ thực hiện. Xuất phát từ thực tế đó, các nhà khoa học Đức, trong một nghiên cứu mới được thực hiện, đã gợi ý một biện pháp ngăn ngừa và phòng chống bệnh lao (TB) đối với những người dân sinh sống ở những nghèo, đó là tiêu thụ nấm sò mọc hoặc được phơi dưới ánh mặt trời.

Đối với bệnh nhân lao, việc bổ sung vitamin D đóng vai trò vô cùng quan trọng vì vitamin giúp cơ thể hình thành một hợp chất tấn công vi khuẩn gây bệnh lao. Vitamin D được tổng hợp một cách tự nhiên thông qua quá trình da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Trong trường hợp cơ thể thiếu vitamin thì có thể bổ sung vitamin D bằng thuốc.

Tiến sĩ Tibebeselassie Seyoum Keflie từ trường Đại học Hohenheim (Đức) và các cộng sự của ông khẳng định nấm sò (hay nấm bào ngư) là một chất bổ sung vitamin thay thế. Nấm sò là một trong những loại nấm dễ trồng. Nấm được coi là một nguồn cung cấp vitamin D tự nhiên, nhưng ở dạng tươi, hàm lượng vitamin D trong nấm rất ít. Tuy nhiên, giống như cơ thể con người, việc tiếp xúc

trực tiếp với ánh nắng mặt trời giúp cho nấm sản xuất ra nhiều Vitamin D3 hơn, nhờ đó, hàm lượng vitamin D trong nấm tự nhiên cũng cao hơn.

Trong một thử nghiệm kiểm soát, tiến sĩ Keflie và giáo sư Hans Konrad Biesalski, đại học Hohenheim đã tiến hành bổ sung 146 microgam vitamin D có nguồn gốc từ nấm cho một nhóm 32 bệnh nhân lao mỗi sáng trong khoảng thời gian bốn tháng. Bên cạnh việc uống thuốc chống lao thông thường, các đối tượng tình nguyện tham gia thử nghiệm được yêu cầu ăn bánh mì được bổ sung vitamin D.

Kết quả cho thấy, sau 4 tháng, gần 97% trong số bệnh nhân được phát hiện có mức độ bệnh lao nghiêm trọng thấp nhất trên hệ thống xếp hạng năm điểm. Trong khi đó, 21,5% bệnh nhân thuộc nhóm kiểm soát – được điều trị bằng thuốc nhưng không ăn bánh mì đã cho thấy một sự cải thiện tương tự. Nhóm bệnh nhân ăn bánh mì cũng có mức vitamin D cao hơn nhiều. Ngoài ra, các kết quả cũng cho thấy sự cải thiện rõ rệt về đáp ứng miễn dịch ở những bệnh nhân ăn bánh mì, giúp việc điều trị bằng thuốc chống lao hiệu quả hơn.

Các nhà khoa học hiện cho biết trong tương lai sẽ nghiên cứu và phát triển phương pháp sấy nấm cho phép hàm

 

lượng vitamin D đạt mức cao nhất, cũng như lên kế hoạch tiến hành các thử nghiệm bổ sung về vai trò của vitamin D và sự đáp ứng miễn dịch ở nhóm bệnh nhân lao đông hơn và đa dạng hơn.

Sự xuất hiện của các chủng kháng thuốc đang khiến cho cuộc chiến chống bệnh lao ngày càng trở nên khó khăn hơn, từ đó, nhu cầu phát triển các phương pháp điều trị mới bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc hàng đầu trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết“, Keflie cho biết. “Việc tận dụng nguồn vitamin D tự nhiên từ nấm

 

rất lý tưởng đối với người dân ở các nước thu nhập thấp vì nấm sò rất dễ trồng, phân phối và nhân rộng, chi phí thấp, nên được coi là giải pháp an toàn và dễ dàng áp dụng trong điều trị bệnh lao”.

Nghiên cứu được trình bày tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội Dinh dưỡng Hoa Kỳ được tổ chức tại Trung tâm hội nghị Baltimore, Thành phố Baltimore, bang Maryland, Hoa Kỳ.

P.K.L (NASATI), theo https://newatlas.com/sun-oyster- mushrooms-tuberculosis/60054