(Viện An toàn thực phẩm và dinh dưỡng- http://nfsi.vn) Hệ thống truy xuất nguồn gốc đòi hỏi việc cập nhật thông tin liên tục từ nhiều mắt xích khác nhau trên chuỗi, đòi hỏi việc lưu trữ một khối lượng thông tin lớn và khả năng “truy xuất” thông tin chính xác.

Với những đòi hỏi này, yêu cầu ứng dụng công nghệ cao trong truy xuất nguồn gốc là tất yếu. Ban đầu hệ thống truy xuất nguồn gốc được thực hiện dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin IT và hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp ERP. Sau đó, những kĩ thuật như 2D code, RFID và mạng cảm biến WSN đã được sử dụng trong truy xuất nguồn gốc. Và gần đây nhất công nghệ mã vạch ADN đã được sử dụng trong quản lý truy xuất nguồn    gốc     nông     sản     thực    phẩm (Galimberti et al., 2013) (Galal- khallaf, 2016), hiện nay công nghệ được sử dụng phổ biến là Internet of Things(IoT).

Trong xu thế hội nhập toàn cầu, vấn đề xây dựng chuỗi cung cấp thực phẩm nông sản an toàn là xu hướng tất yếu của ngành nông nghiệp nhằm thay đổi tập quán canh tác, nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, đáp ứng nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch của người tiêu dùng. Việc xây dựng chuỗi liên kết nhằm tăng tính cạnh tranh, giảm thiểu rủi ro, chia s lợi ích  giữa các bên tham gia. Vậy đâu là “chìa khóa” để xây dựng và phát triển hiệu quả các mô hình chuỗi cung ứng nông sản an toàn, đưa nền nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững!?

VFSC là một phần mềm mở, áp dụng công nghệ Block Chain để truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam theo nguyên tắc “Từ trang trại đến bàn ăn” cho các trang trại chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thủy sản và cây cảnh. VFSC xây dựng các tiêu chí đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên cơ sở các tiêu chuẩn VietGAP; AseanGAP; GlobalG.A.P; ASC. Các trang trại khi tham gia VFSC sẽ được NFSI chứng  nhận sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn VFSC theo phương thức chứng nhận điện tử còn việc chứng nhận phù hợp với các tiêu chuẩn VietGAP/AseanGAP/GlobalG.A.P/ASC phụ thuộc vào các tổ chức đánh giá sự phù hợp là đối tác của VFSC. Tham gia VFSC các trang trại sẽ nhận được một số lợi ích chủ yếu như sau:

 

  • Từng bước giúp nông dân Việt Nam trở thành những người nông dân biết hoạch định công việc của mình;
  • Giúp người nông dân quản lý trang trại của mình một cách cụ thể để từ đó có cơ sở hạch toán chính xác hiệu quả công việc của mình;
  • Trợ giúp nông dân sử dụng vật tư phù hợp, đúng chất lượng;
  • Giúp nông dân biết được nhu cầu của thị trường để từ đó có kế hoạch sản xuất phù hợp tránh tình trạng được mùa mất giá trong tương lai gần;
  • Giúp nông dân truyển tải thông tin đến người tiêu dùng biết được chất lượng sản phẩm của mình một cách chính xác, tin cậy và kịp thời;
  • Giúp nông dân áp dụng các tiêu chuẩn VietGAP; AseanGAP; GlobalG.A.P; ASC được thuận lợi, giảm thiểu tối đa việc ghi chép hồ sơ giấy;
  • Giúp nông dân có đủ thông tin chính xác, tin cậy để cung cấp cho đối tác, bạn hàng về chất lượng sản phẩm của mình. Dữ liệu mà VFSC thu thập được là cơ sở truy xuất điện tử nguồn gốc sản phẩm hàng hóa của mỗi trang trại;
  • Nông dân có thể được hưởng một số ưu đãi từ các đối tác (cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan khuyến nông, tổ chức đánh giá sự phù hợp…vv) của VFSC thông qua các thỏa thuận cam kết giữa các đối tác với VFSC;
  • Giúp người tiêu dùng có thể biết được chính xác nguồn gốc, chất lượng sản phẩm nông sản, thực phẩm mà mình đã trả tiền;
  • Giúp cơ quan khuyến nông dễ dàng tiếp cận theo dõi và giúp đỡ các trang trại về kỹ thuật, quản lý sâu bệnh, dịch bệnh một cách nhanh chóng, kịp thời.