Theo một nghiên cứu mới của các nhà khoa học Hoa Kỳ, “bơm cacbon sinh học” của đại dương hấp thụ cacbon hiệu quả hơn nhiều so với mức các nhà khoa học ước tính trước đây.

Vào mùa Xuân, khi bề mặt đại dương ở Bắc bán cầu ấm lên, thực vật phù du nở hoa với số lượng lớn. Khi những vi sinh vật màu xanh lá cây này trải dài trên biển xanh, chúng hấp thụ ánh nắng mặt trời để biến đổi thành thức ăn giống như thực vật. Trong quá trình quang hợp, CO2 được hấp thụ và thải ra oxy. Khi thực vật phù du chết, phần lớn lượng cacbon hấp thụ chìm xuống đáy đại dương.

Theo phân tích mới của các nhà khoa học tại Viện Hải dương học Woods Hole ở Massachusetts, trước đây, các nghiên cứu đã đánh giá thấp hiệu quả của máy bơm carbon tự nhiên này của đại dương.

Nghiên cứu này dựa vào một cuộc khảo sát mới về kích thước của vùng sáng ở đại dương, độ sâu mà ánh nắng mặt trời xuyên qua nước mặt trên đại dương. Lượng ánh nắng mặt trời được cung cấp cho quần thể thực vật phù du thay đổi rất lớn trên các

 

vùng khác nhau của đại dương, nhưng nghiên cứu mới nhất cho thấy vùng sáng rộng lớn hơn. Theo dữ liệu mới về vùng sáng ở đại dương, các nhà khoa học ước tính bơm sinh học của đại dương hấp thụ lượng cacbon gấp đôi so với ước tính trước đây.

Thay vì cố gắng đo lường sự xuất hiện của ánh sáng tại các độ sâu khác nhau của đại dương, các nhà khoa học đã sử dụng các cảm biến diệp lục để xác định sự hiện diện của thực vật phù du và nhanh chóng ước tính phạm vi vùng sáng. Các nhà khoa học hy vọng các nghiên cứu trong tương lai về bơm cacbon của đại dương sẽ sử dụng đồng vị thorium tự nhiên để đo tốc độ các hạt cacbon chìm xuống đáy.

Nhờ vào các số liệu mới, chúng tôi sẽ có thể điều chỉnh các mô hình để không chỉ xác định được hình ảnh đại dương hiện tại mà cả trong tương lai”, Ken Buesseler, đồng tác giả nghiên cứu cho biết. “Lượng cacbon chìm trong đại dương sẽ tăng hay giảm? Con số đó ảnh hưởng đến khí hậu của thế giới chúng ta đang sống“.

N.P.D (NASATI), theo https://www.upi.com/Science_News/2020/04/08/Oceans- biological-pump-absorbs-more-carbon-than-previously-

estimated/4141586193778/?sl=6,