San hô đang phải đối mặt với nhiều mối đe dọa và một trong số đó là tình trạng tấn công từ bên trong.Trong một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Scientific Reports, các nhà khoa học đã trình bày chi tiết các chiến lược tàn phá san hô của bọt biển. Theo phân tích, bọt biển xâm lấn có thể ăn mòn các rạn san hô nhanh hơn sự gia tăng nồng độ CO2.
Theo nhiều nghiên cứu chi tiết, các rạn san hô rất cần cho một số hệ sinh thái biển đa dạng sinh học nhất hành tinh, chứa đựng các chuỗi thức ăn phức tạp của đại dương. San hô cũng cung cấp rất nhiều dịch vụ môi trường, bảo vệ bờ biển khỏi tác động xói mòn của sóng. Rạn san hô đã bị đe dọa bởi sự gia tăng nhiệt độ nước biển và axit hóa đại dương, thì giờ nhiều rạn san hô đang bị suy giảm do tác động của bọt biển.
Nghiên cứu mới nêu rõ bọt biển sử dụng kết hợp các kỹ thuật hóa học và cơ học để làm rỗng và khoan vào bộ xương canxi cacbonat của san hô. Bọt biển không tìm kiếm thức ăn, mà đang tìm sự an toàn. Bằng cách khoan vào san hô, bọt biển có thể trốn những kẻ săn mồi ẩn nấp trong rạn san hô.
Khi bọt biển xâm lấn bám vào và đẩy nước nước, lọc thức ăn để tiêu thụ, các mảnh san hô dần dần bị sứt. Các nhà khoa học đã phát hiện ra những chiến lược xâm lược do bọt biển thực hiện, đã được hưởng lợi từ hiện tượng axit hóa đại dương. Bọt biển dẫn các proton từ nước biển vào giao diện giữa san hô và đại dương, làm tăng tính axit cục bộ và khiến nó dễ hòa tan bộ xương carbonate. Tăng tính axit của đại dương, kết quả của nóng lên toàn cầu, làm cho quá trình này diễn ra dễ dàng hơn.
Dù các nhà khoa học đã nghiên cứu tương tác giữa bọt biển và san hô trong nhiều thập kỷ qua, nhưng chỉ gần đây những tiến bộ công nghệ mới giúp xem xét những thay đổi nhỏ độ pH, cho thấy cách bọt biển đục bộ xương san hô.
“Sử dụng kính hiển vi huỳnh quang, chúng tôi nhận thấy độ pH nội bào tại các vị trí bị đục thấp hơn so với nước biển xung quanh và mô xốp“, các nhà nghiên cứu viết trong nghiên cứu của họ.
Khi nồng độ pH trong đại dương tiếp tục giảm, các nhà nghiên cứu dự đoán việc hòa tan sẽ trở nên dễ dàng hơn đối với bọt biển đục san hô. Nhưng không phải tất cả các rạn san hô sẽ bị ảnh hưởng như nhau. Nghiên cứu mới giúp dễ dàng xác định các rạn san hô đặc biệt dễ bị tổn thương.
N.P.D (NASATI), theo https://www.upi.com/Science_News/2019/01/11/Sponges-sabotage-coral-reefs-from-the-inside/1101548689795/,