Xương biến dạng của khủng long là ví dụ rõ nét đầu tiên về khối u ác tính được chẩn đoán ở khủng long. Phần xương mác – xương chân dưới của khủng long Centrosaurus có sừng, nhiều thực vật sống cách đây khoảng 76 triệu năm tại Công viên khủng long hiện nằm ở miền nam tỉnh Alberta, Canada.

Các nhà cổ sinh vật học ban đầu nghĩ rằng hình dạng kỳ lạ của xương là do một vết gãy không lành lại. Nhưng một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí The Lancet Oncology, đã so sánh cấu trúc bên trong của hóa thạch khủng long với một khối u xương từ người bệnh để đưa ra chẩn đoán. Nghiên cứu đã đưa ra kết luận: Khủng long đó bị mắc bệnh xương khớp, một dạng ung thư ở người chủ yếu tấn công thanh, thiếu niên. Bệnh gây ra các khối u ở mô xương chưa trưởng thành, thường nằm ở xương dài của chân.

Đây không phải lần đầu tiên bệnh ung thư được phát hiện trong tàn dư hóa thạch. Các nhà khoa học đã xác định được những khối u lành tính trong hóa thạch Tyrannosaurus rex và bệnh viêm khớp ở các loài bò tót mỏ vịt, cũng như bệnh xương khớp ở rùa 240 triệu năm tuổi. Nhưng đây là nghiên cứu đầu tiên xác nhận chẩn đoán ung thư ở khủng long ở cấp độ tế bào.

Các nhà nghiên cứu bao gồm các nhà cổ sinh vật học, nhà nghiên cứu bệnh học, bác sĩ phẫu thuật và bác sĩ X quang đã kiểm tra toàn bộ hóa thạch bằng cách chụp cắt lớp vi tính độ phân giải cao và xem xét các phần hóa thạch mỏng dưới kính hiển vi để đánh giá cấu trúc của các tế bào. Họ đã phát hiện ra rằng khối u đã tiến triển đến mức gây khó chịu cho con vật trong một thời gian. Trường hợp người có khối u tương tự nhưng không được điều trị, có thể sẽ chết.

Theo các tác giả nghiên cứu, chẩn đoán của họ đưa ra cái nhìn thận trọng hơn về những biến dạng hóa thạch bất thường nhờ có các kỹ thuật hình ảnh và chẩn đoán hiện đại, cung cấp hiểu biết mới về nguồn gốc tiến hóa của bệnh.

N.P.D (NASATI), theo https://www.sciencemag.org/news/2020/08/doctors-diagnose-advanced-cancer-dinosaur,