Các công cụ và các phân tích đánh giá trực tuyến có thể giúp t ng tốc chẩn đoán rối loạn phổ tự kỷ (ASD), một cuộc khảo sát toàn diện đầu tiên về nghiên cứu trong lĩnh vực này kết luận.

Cuộc khảo sát cho thấy việc sử dụng các công cụ trên nền tảng internet trong chăm sóc sức khỏe, một lĩnh vực được gọi là telehealth (chăm sóc sức khỏe từ xa), rất có tiềm năng trong việc cải thiện các dịch vụ trong chăm sóc tự kỷ khi được sử dụng kết hợp cùng với các phương pháp hiện có.

Nghiên cứu này, được thực hiện bởi một nhóm các chuyên gia đến từ Trường Đại học Y Swansea, đã được công bố trên PLOS ONE mới đây. Kết quả nghiên cứu là kịp thời khi đại dịch COVID-19 đang thúc đẩy thay đổi suy nghĩ mới về việc cung cấp các dịch vụ trực tuyến.

Hiện tại, đôi khi có thể mất vài năm sau khi ai đó lần đầu tiên tìm kiếm sự giúp đỡ trước khi chẩn đoán ASD được xác nhận. Điều này có thể là do thiếu chuyên môn  chẩn đoán, vì vậy, một số cuộc hẹn thăm khám là cần thiết. Trên thực tế, quá trình này có thể rất căng thẳng đối với những cá nhân sau này có thể được chẩn đoán mắc   ASD. Ngoài ra, vì đây là các dịch vụ đặc biệt do vậy họ cũng yêu cầu thường xuyên  có nhiều cuộc gặp giữa bệnh nhân và các chuyên gia điều trị.

Sự chậm trễ trong chẩn đoán có thể dẫn đến các hậu quả xấu cho cả gia đình và cá nhân người bệnh.

Telehealth đã được sử dụng thành công trong các lĩnh vực như X quang, tim mạch, sức khỏe tâm thần và để theo dõi bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường và tăng huyết áp. Tuy nhiên, nghiên cứu mới này là nghiên cứu đầu tiên đánh giá các tài liệu hiện có về việc sử dụng telehealth để hỗ trợ đánh giá chẩn đoán ASD.

Nhóm nghiên cứu đã khảo sát giá trị nghiên cứu hai mươi năm trong các lĩnh vực liên quan đến tự kỷ và telehealth, thu hẹp một mẫu nghiên cứu ban đầu gồm 3700 hạng mục thành một bộ mười hạng mục để nghiên cứu chặt chẽ hơn

Họ đã kiểm tra xem phương pháp telehealth nào đã được sử dụng trong chẩn đoán và đánh giá ASD ở trẻ em và người lớn và cách thức họ so sánh phương pháp đó với các phương pháp thăm khám trực diện ra sao.

Đánh giá cho thấy rõ hai cách tiếp cận chính sử dụng telehealth đó là:

 

  1. Phương pháp thời gian thực, ví dụ, hội nghị truyền hình, cho phép một loạt các chuyên gia y tế ở các khu vực khác nhau gặp gỡ trong thời gian thực với gia đình bệnh nhân để đánh giá tình trạng bệnh tình của trẻ em hoặc người lớn, giảm nhu cầu đi lại hoặc nhiều cuộc hẹn không cần thiết.
  2. Phương pháp lưu trữ và chuyển tiếp, điều này liên quan đến việc cung cấp phương thức để cho cha mẹ / người chăm sóc có thể tải video về hành vi của trẻ lên cổng thông tin web, từ đó cho phép bác sĩ lâm sàng nhìn thấy trẻ trong môi trường hàng ngày, để nhận định thông báo đánh giá tốt hơn.

Nhóm nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng cho thấy hai phương pháp này đều được cả gia đình và bác sĩ lâm sàng chấp nhận; có độ chính xác chẩn đoán tốt; cho phép các gia đình ở các khu vực xa hơn tiếp cận được các chuyên gia; giảm chi phí cho việc tiếp cận chăm sóc; cho phép các chuyên gia quan sát rõ các hành vi tự nhiên xảy ra ở nhà; có thể cho phép cả cha mẹ trong gia đình ly hôn góp phần vào quá trình chẩn đoán.

Giáo sư Sinead Brophy, Trường Đại học Y Swansea cho biết: “Telehealth có khả năng cải thiện hiệu quả quá trình chẩn đoán đối với ASD. Bằng chứng đã được xem xét trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng nó có thể làm giảm sự chậm trễ trong chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân khi được sử dụng cùng với các phương pháp hiện có. Nó có thể mang lại lợi ích đặc biệt cho những người có đặc điểm tự kỷ rõ ràng và người trưởng thành mắc ASD. Phương pháp Telehealth cho phép cộng tác và chia sẻ kinh nghiệm giữa các chuyên gia gia đình, giáo dục và ASD. Phương pháp này cũng tương đương các phương pháp thăm khám trực diện, mang đến về sự hài lòng cho bệnh nhân, gia đình và bác sĩ lâm sàng

Manahil Alfuraydan, Trường Đại học Y Swansea, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết: “Phương pháp này giúp giảm thời gian chẩn đoán, đặc biệt cho những người mắc chứng tự kỷ nặng hơn so với phương pháp trực diện. Nghiên cứu của chúng tôi nhấn mạnh tiềm năng của telehealth”.

P.T.T (NASATI), theo https://medicalxpress.com/news/2020-07-online-tools-autism-

diagnosis.html