Các chất hoạt hóa bề mặt sinh học có triển vọng thay thế các chất hoạt hóa bề mặt độc hại có nguồn gốc từ dầu mỏ đang được sử dụng trong các sản phẩm hàng ngày. TS. Pattanathu Rahman tại Viện Khoa học sinh học và y sinh thuộc trường Đại học Portsmouth và TS. Claudio Angione tại trường Đại học Teesside đã được nhận được tài trợ để nghiên cứu tiềm năng thương mại của các chất hoạt hóa bề mặt trong tương lai.

Chất hoạt hóa bề mặt là thành phần hoạt hóa chủ yếu trong hầu hết các sản phẩm làm sạch và giúp “làm ướt” bề mặt, cũng như nhũ hóa dầu và chất béo. Hầu hết các chất hoạt hóa bề mặt được sử dụng trong các sản phẩm, thường bắt nguồn từ dầu mỏ nên có thể gây kích ứng da và dị ứng. Vì thế dẫn đến sự xuất hiện của các chất hoạt hóa bề mặt sinh học. Các chất này bắt nguồn từ công nghệ sinh học và được sản xuất bởi các tế bào sống như vi khuẩn và có đặc tính kháng khuẩn.

Những đặc tính này ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn trên da gây mùi. Việc bổ sung các chất hoạt hóa bề mặt sinh học vào các sản phẩm như chất khử mùi, có thể giúp kiểm soát vi khuẩn và chống lại mùi khó chịu.

Các chất hoạt hóa bề mặt cũng có khả năng phân hủy sinh học, không độc hại và ở dạng hữu cơ, nên tốt cho môi trường hơn các chất hoạt hóa bề mặt từ dầu mỏ và có khả năng thay thế các chất hoạt hóa bề mặt truyền thống trong nhiều sản phẩm hàng ngày bao gồm mỹ phẩm, sản phẩm gia dụng và thậm chí cả thức ăn nhanh.

  1. Rahman cho rằng: “Đây là công nghệ rất thú vị với tiềm năng to lớn cho nhiều ứng dụng trong ngành công nghiệp. Các chất hoạt hóa bề mặt sinh học được sản xuất tại phòng thí nghiệm, có khả năng phân hủy hoàn toàn và tác động rất ít đến môi trường, nên có giá thành rẻ và hiệu quả hơn nhiều“.

Nghiên cứu trước đây của TS. Rahman về chất hoạt hóa bề mặt sinh học cũng đã được hãng L’Oreal công nhận trong một bằng sáng chế gần đây về việc sử dụng chất hoạt hóa bề mặt sinh học trong mỹ phẩm như một tác nhân khử mùi tích cực.

Đ.T.V (NASATI), theo https://phys.org/news/2018-12-scientists-explore-future-bacteria-basing-agents.html#jCp,