Các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Tel Aviv đã phát triển được loại vắc-xin nano mới chống ung thư hắc tố, loại ung thư da x m lấn mạnh nhất. Cách tiếp  cận sáng tạo của nhóm cho đến nay đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc ngăn chặn sự phát triển của ung thư hắc tố trong các mô hình trên chuột và trong điều trị khối u nguyên phát và di căn do ung thư hắc tố. Trọng t m của nghiên cứu là sử dụng hạt nano làm nền tảng cho loại vắc-xin mới. Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Nature Nanotech.

Ung thư hắc tố phát triển trong các tế bào da sản sinh melanin hoặc sắc tố da. “Cuộc chiến chống ung thư nói chung và ung thư hắc tố nói riêng, đã diễn ra trong nhiều năm qua cùng với nhiều phương thức điều trị như hóa trị, xạ trị và liệu pháp miễn dịch, nhưng phương pháp vắc-xin, đã được chứng minh rất hiệu quả đối với nhiều bệnh do virus gây ra“, GS. Satchi-Fainaro, đồng tác giả nghiên cứu nói. “Trong nghiên cứu, lần đầu tiên chúng tôi đã chứng minh khả năng sản xuất một loại vắc-xin nano hiệu quả chống ung thư hắc tố và làm cho hệ miễn dịch nhạy hơn với liệu pháp miễn dịch“.

Nhóm nghiên cứu đã khai thác các hạt nhỏ có kích thước khoảng 170 nanomet, được làm từ loại polymer phân hủy sinh học. Mỗi hạt chứa hai chuỗi peptit – các chuỗi amino axit ngắn, được biểu hiện trong các tế bào u hắc tố. Sau đó, họ đã tiêm các hạt nano (hay “vắc-xin nano“) vào mô hình chuột bị ung thư hắc tố.

  1. Satchi-Fainaro giải thích: “Các hạt nano hoạt động giống như loại vắc-xin chống lại các bệnh do virus gây ra đã được biết đến. Chúng kích thích hệ miễn dịch của chuột và các tế bào miễn dịch học được cách xác định và tấn công các tế bào chứa hai peptit, đó là các tế bào u hắc tố. Nghĩa là từ đó hệ miễn dịch của chuột được tiêm chủng, sẽ tấn công khối u hắc tố nếu chúng xuất hiện trong cơ thể“.

Sau đó, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra hiệu quả của vắc-xin trong ba điều kiện khác nhau. Đầu tiên, vắc-xin được chứng minh là có tác dụng dự phòng. Vắc-xin được tiêm vào chuột khỏe mạnh. Kết quả là những con chuột không bị bệnh, nghĩa là vắc-xin có khả năng ngăn ngừa căn bệnh này.

 

Thứ hai, hạt nano được sử dụng để điều trị khối u nguyên phát: Sự kết hợp giữa vắc- xin mới và phương pháp điều trị miễn dịch đã được thử nghiệm trên mô hình chuột ung thư hắc tố. Việc kết hợp điều trị này đã làm chậm đáng kể sự tiến triển của bệnh và kéo dài tuổi thọ cho tất cả chuột được điều trị.

Cuối cùng, các nhà nghiên cứu đã xác nhận phương pháp của họ trên các mô lấy từ bệnh nhân di căn não do ung thư hắc tố. Điều này cho thấy vắc-xin nano cũng có thể được sử dụng để điều trị di căn não. Các mô hình chuột bị di căn não do ung thư hắc tố giai đoạn cuối, đã được thiết lập sau khi cắt tổn thương u ác tính nguyên phát, mô phỏng giai đoạn lâm sàng. Nghiên cứu sử dụng đầu dò thông minh trong phẫu thuật u hắc tố dựa vào hình ảnh đã được phòng thí nghiệm của GS. Satchi-Fainaro công bố vào năm ngoái.

Theo GS. Satchi-Fainaro, nghiên cứu mở ra cơ hội sử dụng phương pháp vắc-xin trong điều trị hiệu quả ung thư hắc tố, ngay cả trong giai đoạn tiến triển nhất của bệnh. Nhóm nghiên cứu tin rằng nền tảng mới cũng có thể phù hợp để phát triển các loại vắc xin nano chống các loại ung thư khác.

N.P.D (NASATI), theo https://phys.org/news/2019-08-scientists-nano-vaccine-

melanoma.html,