Theo một nghiên cứu mới của Hoa Kỳ, các nhà khoa học đã đánh lừa các tế bào cảm giác âm thanh trong tai, được gọi là “tế bào lông” để phát triển từ tế bào gốc. Kỹ thuật này, nếu hoàn thiện với các tế bào của con người, có thể giúp ngăn chặn hoặc đảo ngược các hình thức phổ biến nhất của mất thính lực. Những tế bào lông mỏng manh có thể bị hỏng do tiếng ồn quá mức, nhiễm trùng tai, do một số loại thuốc hoặc quá trình tự nhiên của lão hóa. Tế bào lông của con người không tự nhiên tái sinh nên khi chết thính lực sẽ bị giảm.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh, hơn 20 triệu người Hoa Kỳ bị mất thính lực từ việc chết hoặc tổn thương của các tế bào lông cảm giác, chiếm khoảng 90% tỷ lệ tử vong ở Hoa Kỳ.
Jeffrey Corwin, chuyên gia về tái sinh tế bào lông và một giáo sư khác về khoa học thần kinh không tham gia vào nghiên cứu tại Đại học Virginia Y, coi đây là một nghiên cứu rất ấn tượng của một nhóm các nhà khoa học và là một bước tiến lớn trong việc theo đuổi khả năng tái tạo các tế bào thính giác ở con người.
Tế bào lông mọc thành cụm ở tai trong và nó được đặt tên như vậy bởi vì trông chúng giống như lông. Nhiều tế bào lông trong tai có liên quan đến sự cân bằng và không nghe thấy gì. Nhưng trong ốc tai, các cơ quan thính giác sâu trong ống tai, có hai loại tế bào lông: các tế bào lông bên ngoài, thường khuếch đại cường độ và cho phép con người phân biệt sự khác biệt tinh tế trong âm thanh; và các tế bào lông bên trong, chuyển đổi âm thanh thành tín hiệu điện gửi tới não. Con người có hai ốc tai (mỗi bên) và chỉ có khoảng 16.000 tế bào lông.
Trong cá, chim, thằn lằn và ếch nhái, các tế bào lông ốc tai nếu chết có thể được tái sinh nhanh trong một vài ngày. Tuy nhiên, ở động vật có vú đối với hầu hết các loài, các tế bào có thể không tái sinh – ngoại trừ chuột và những động vật có vú nhỏ khác khi mới sinh ra. Nhưng vì rất nhiều loài tự nhiên có thể tái tạo tế bào lông từ tiền thân của tế bào gốc, bao gồm cả một số động vật có vú mới sinh, nhiều nhà nghiên cứu đã tìm ra cách để nhen nhóm lại tái sinh lông tế bào động vật có vú lớn và cả ở con người.
Các nghiên cứu mới được thực hiện bởi một nhóm nghiên cứu do Albert Edge dẫn đầu nghiên cứu đến từ Trường Y Harvard ở Boston – Hoa Kỳ. Trong năm 2012, nhóm nghiên cứu phát hiện ra các tế bào gốc trong tai được gọi là tế bào Lgr5 +. Những tế bào này cũng được tìm thấy trong ruột, nơi mà chúng tích cực tạo lại toàn bộ niêm mạc ruột con người trong vòng 8 ngày. Họ đã sớm tìm thấy cách để đánh lừa các tế bào Lgr5 + biệt hóa thành các tế bào lông, thay vì các tế bào đường ruột. Nhưng quá trình này là chậm và hiệu quả thấp.
Hiện tại, các nhà nghiên cứu đã làm tăng hiệu quả đáng kể bằng một bước tiến mới. Sau khi loại bỏ các tế bào Lgr5 + từ chuột, chúng được nhận để phân chia trong môi trường phát triển đặc biệt. Bước này tạo ra sự tăng 2000 lần trong tế bào Lgr5 +. Sau đó, các nhà nghiên cứu đã chuyển những tế bào gốc thành một loại khác nhau của việc nuôi cấy sinh trưởng và thêm vào một số hóa chất để biến các tế bào bằng Lgr5 + vào các tế bào lông.
Albert Edge cho biết, những tế bào lông trong phòng thí nghiệm xuất hiện dường như có rất nhiều đặc điểm của tế bào lông bên trong và tế bào lông bên ngoài, mặc dù chúng có thể không đầy đủ chức năng. Việc sử dụng trực tiếp đối với kỹ thuật mới này sẽ tạo ra tập hợp lớn của các tế bào để kiểm tra thuốc và xác định các hợp chất có thể chữa lành các tế bào lông bị hỏng, mọc lại chúng và khôi phục thính giác.
Các nhà khoa học đã gặp khó khăn trong kiểm nghiệm thuốc trên đa số các tế bào lông bởi vì có rất ít trong tai động vật có vú và chúng ở sâu trong ốc tai, khó có thể lấy. Các nhà nghiên cứu có lý do để tin rằng kỹ thuật để tái tạo tế bào lông đầy đủ chức năng có thể thực hiện vào một ngày nào đó ở con người. Nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm kỹ thuật này trên một mẫu mô tai khỏe mạnh từ bệnh nhân 40 tuổi, người đã trải qua thủ thuật cắt bỏ mê đạo tai (labyrinthectomy) (loại bỏ các bộ phận của tai trong) để đi vào khối u não. Các tế bào ở bệnh nhân cũng phân lập từ mô này, nhân và biệt hóa thành các tế bào lông, mặc dù không mạnh mẽ như các tế bào đã làm trên chuột.
Đ.T.V (NASATI), Theo http://www.livescience.com/57952-scientists-grow-hair-cells.html, 22/2/2017