Viện nghiên cứu hình ảnh Sinh học và Y tế (IBMI) tại Helmholtz Zentrum München, Đức, đang thúc đẩy dự án nghiên cứu nhằm phát triển một dụng cụ nội soi mới để chẩn đoán sớm và theo dõi ung thư thực quản.
Thiết bị nghiên cứu “nội soi và cấy ghép quang học lai để theo dõi thực quản” (ESOTRAC) có thể giúp giảm số lượng sinh thiết không cần thiết và tạo điều kiện phát hiện và điều trị sớm bệnh.
ESOTRAC đã nhận được 4 triệu € trong khuôn khổ Chương trình Horizon năm 2020.
Với hơn 450.000 ca bệnh mới mỗi năm và tỷ lệ sống sót sau 5 năm chỉ có 10% khi chẩn đoán muộn, dịch tễ học ung thư là nguyên nhân thứ sáu trong các nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các ca tử vong liên quan đến ung thư. Hiện nay, ung thư thực quản được phát hiện bằng nội soi ánh sáng trắng hoặc xét nghiệm sinh thiết ngẫu nhiên, sau đó phân tích mô bệnh học của mô cắt bỏ. Do những hạn chế của các phương pháp phát hiện nay, bệnh thường được phát hiện ở giai đoạn cuối, phải điều trị bằng phẫu thuật và đạt tỉ lệ sống sót thấp.
ESOTRAC tập hợp một nhóm nghiên cứu liên ngành từ năm quốc gia, sẽ phát triển một thiết bị nội soi sáng tạo kết hợp nhận biết các dấu hiệu mô sinh lý bệnh học được phân tích bằng chụp cắt lớp optoacoustic (photoacoustic) đa phổ (MSOT) với các dấu hiệu hình thái bệnh được cung cấp bởi chụp cắt lớp quang học (OCT).
- Vasilis Ntziachristos, điều phối ESOTRAC, cho biết: “Sự kết hợp của MSOT và OCT có thể giúp các bác sĩ định hình phương pháp khám thực quản trong tương lai gần”.
GS Rebecca Fitzgerald, một chuyên gia lâm sàng hàng đầu thế giới về ung thư thực quản, nói thêm: “Từ góc độ lâm sàng, chúng ta rất cần những công nghệ mới nhằm cải thiện việc tạo hình ảnh và kết hợp thông tin về các chỉ thị phân tử để phát hiện sớm bệnh và nghiên cứu này đang cố gắng làm chính xác điều đó“.
ESOTRAC nhằm mục đích tạo ra một ống nội soi có thể được triển khai rộng rãi tại các phòng khám khoa tiêu hóa.
N.T.D (NASATI), Theo Pan European Networks, 06/03/2017