Dùng rong biển làm thức ăn cho bò có thể làm giảm quá trình thay đổi khí hậu, gây ra bởi khí thải mê tan từ việc ợ hơi. Nghiên cứu sơ bộ đã chỉ ra một lượng nhỏ tảo biển được bổ sung vào thức ăn gia súc có thể làm giảm lượng khí thải mêtan từ vi khuẩn đường ruột của gia súc tới 99%. Hiện nay, các nhà khoa học ở California hy vọng sẽ giúp nông dân đáp ứng được các quy định mới nghiêm ngặt về lượng phát thải bằng cách thực hiện các thử nghiệm đầu tiên về thức ăn rong biển ở bò sữa.
Trong khi các kết quả ban đầu của họ vẫn chưa được tiết lộ, trưởng nhóm Giáo sư Ermias Kebreab tại Đại học California, Davis, cho biết các thí nghiệm ban đầu của họ “rất đáng ngạc nhiên và đầy hứa hẹn”. “Kết quả không phải là cuối cùng, nhưng cho đến nay chúng ta đang thấy giảm đáng kể lượng phát thải” ông nói.
“Điều này có thể giúp nông dân chăn nuôi bò sữa của California đáp ứng các tiêu chuẩn mới về lượng phát thải khí mê-tan và sản xuất bền vững các sản phẩm sữa“. Quá trình tiêu hóa ở bò dựa vào hàng triệu vi khuẩn trong ruột của chúng xử lí và lên men thực phẩm giàu chất xơ. Quá trình này cho phép các loài động vật có thể tồn tại với một chế độ ăn hoàn toàn là cỏ, nhưng nó cũng tạo ra một lượng lớn khí mêtan – một loại khí chịu trách nhiệm cho khoảng 1/4 sự ấm lên toàn cầu do con người tạo ra. Gia súc liên tục ợ hơi và phát ra khí mê-tan được tạo ra trong dạ dày của họ. Khí cũng có thể được thải ra từ hậu môn và từ phân, nhưng với một mức độ thấp hơn.
Nông nghiệp góp phần chính đến việc phát thải khí nhà kính, và khoảng 1/3 lượng phát thải từ ngành nông nghiệp được cho là do chăn nuôi tạo ra khí mêtan. Trong một nỗ lực để kiềm chế nguồn phát thải này, California đã giới thiệu các quy định kêu gọi nông dân chăn nuôi bò sữa cắt giảm lượng khí thải mêtan từ 1,7 triệu con bò của họ xuống 40% trong thập kỷ tới. Để đạt được mục tiêu này đòi hỏi các giải pháp quyết liệt, và Giáo sư Kebreab nghĩ rằng rong biển có thể là một trong những giải pháp đó. “Vì phần lớn khí thải mêtan liên quan đến các sản phẩm sữa là từ động vật, dinh dưỡng có thể đóng một vai trò lớn trong việc tìm kiếm các giải pháp”, ông giải thích. “Những con số mà chúng tôi thấy rất tuyệt vời – vượt xa mục tiêu nông dân cần đạt được”.
Trong nhà kho của trường đại học, giáo sư Kebreab và nhóm của ông đã thử nghiệm một chế độ ăn tảo trên 12 bò sữa Holstein, và dự định mở rộng thí nghiệm của họ để bao gồm nhiều loại gia súc hơn trong mùa hè này. Để sản xuất thức ăn chăn nuôi phù hợp với khẩu vị của những con bò, các nhà nghiên cứu đã giảm một lượng nhỏ rong biển đỏ, và thay thế bằng thức ăn gia súc và mật đường. Những con bò sau đó được đưa đến một thiết bị 4 lần 1 ngày để đo lượng mêtan trong hơi thở của chúng khi chúng ăn. Nghiên cứu được xây dựng dựa trên các nghiên cứu ban đầu được thực hiện vào năm 2015 bởi một nhóm các nhà nghiên cứu Úc đã chỉ ra một lượng nhỏ rong biển thực tế có khả năng loại bỏ lượng khí mê-tan từ vi khuẩn đường ruột trong điều kiện phòng thí nghiệm. Một hợp chất được tìm thấy trong rong biển làm gián đoạn các enzym được các vi khuẩn sử dụng để tạo ra mêtan.
Vì vậy, các nhà khoa học quyết định chạy các xét nghiệm một lần nữa để xác nhận sự sụt giảm 99% là có thật. Trong khi những con số này rõ ràng đầy hứa hẹn, trước khi các nguồn thực phẩm mới có thể được triển khai trong các trang trại trên toàn thế giới, các nhà khoa học trước tiên phải kiểm tra nghiêm ngặt chúng trong chăn nuôi.
Trước đây đã có trường hợp thất bại của thức ăn bổ sung cho bò, tuy rằng chúng đã cho thấy nhiều hứa hẹn tuyệt vời trong phòng thí nghiệm – bao gồm chiết xuất cà ri thử nghiệm bởi một nhóm các nhà khoa học Anh đã thất bại khi động vật từ chối ăn loại thực phẩm này.
“Chúng tôi còn cần nhiều nghiên cứu hơn để xác định liệu bổ sung rong biển có thể cung cấp một giải pháp khả thi, lâu dài“, Giáo sư Kebreab nói. Rong biển là một chất bổ sung hấp dẫn không chỉ vì các hiệu ứng hạn chế khí thải mà còn bởi vì nó rất dễ trồng. Trồng rong biển có thể được thực hiện mà không có đất, nước ngọt hoặc phân bón. Các tổ chức nông nghiệp ở Ailen và các chính trị gia đã kêu gọi nghiên cứu thêm về rong biển làm thức ăn chăn nuôi, viện chứng từ nguồn cung cấp tảo biển phong phú của quốc đảo này.
Đ.T.N (NASATI), theo https://www.independent.co.uk/environment/cows-seaweed-methane-burps-cut-greenhouse-gas-emissions-climate-change-research-a8368911.html#gallery