Nghiên cứu cho thấy việc đánh bắt cá thường loại bỏ những con cá lớn khỏi quần thể và có thể dẫn đến sự thay đổi nhanh chóng ở các quần thể cá bị đánh bắt.
Một nghiên cứu mới của Đại học Turku, Phần Lan, cho thấy việc loại bỏ các cá thể lớn nhất khỏi quần thể có thể dẫn tới những thay đổi biểu hiện gen rất lớn trong quần thể cá được đánh bắt thử nghiệm. Nghiên cứu được Viện Hàn lâm Phần Lan tài trợ.
Trong hai thập niên vừa qua, đã có rất nhiều cuộc thảo luận về việc đánh bắt chọn lọc theo kích cỡ gây ra những thay đổi di truyền ở các quần thể bị khai thác trong thời gian hiện tại. Giờ đây, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng đánh bắt cá có thể gây ra sự thay đổi biểu hiện ở hàng ngàn gen và những thay đổi này ít nhất có thể liên quan một phần đến những thay đổi ở ADN.
Nhà nghiên cứu sau tiến sĩ Silva Uusi-Heikkilä thuộc Đại học Turku cho biết: “Loại bỏ các cá thể lớn nhất khỏi các quần thể được đánh bắt thử nghiệm đã gây ra sự khác biệt về biểu hiện của hơn 4.000 gen sau 5 thế hệ đánh cá có chọn lọc theo kích cỡ.”
Thử nghiệm đánh cá được thực hiện với sự hợp tác giữa Đại học Turku và Viện Sinh thái Nước ngọt và Nghề cá nội địa Leibniz, Berlin. Trong 5 thế hệ, các quần thể cá ngựa vằn thử nghiệm thu được bằng cách sử dụng hai chiến lược đánh bắt: loại bỏ các cá thể lớn nhất và loại bỏ các cá thể ngẫu nhiên theo kích thước cơ thể. Sau khi đánh bắt, các quần thể được để hồi phục trong sáu thế hệ.
Theo Uusi-Heikkilä, những thay đổi biểu hiện gen giúp cá thích ứng với áp lực chọn lọc khác nhau. Tuy nhiên, đáng lưu ý là sự khác biệt về kiểu biểu hiện giữa các lần đánh bắt vẫn tồn tại sau thời kỳ hồi phục.
Ngoài những thay đổi về biểu hiện gen, sự khác biệt biểu hiện cũng bị ảnh hưởng bởi việc đánh bắt: đánh bắt làm giảm sự khác biệt. Sự khác biệt về biểu hiện gen có thể rất quan trọng vì nó có thể giúp cá thích ứng với những thay đổi trong môi trường và khí hậu.
Theo Uusi-Heikkilä, sau giai đoạn phục hồi, sự thay đổi biểu hiện gen tăng lên nhưng chỉ ở những con cá đánh bắt ngẫu nhiên và sự khác biệt tiếp tục giảm ở những con cá lớn nhất bị loại ra.
Sự biến đổi giảm do đánh bắt chọn lọc theo kích cỡ ở các quần thể bị khai thác có thể làm chậm sự phục hồi. Áp lực đánh bắt vừa phải kết hợp với việc bảo vệ các con cá lớn có thể thúc đẩy sự hồi phục của các quần thể cá.
N.M.P – NASATI (Science Daily, 5/2017)