Dinh dưỡng Canxi và vitamin D đóng vai trò rất quan trọng với sức khỏe bộ xương và sự phát triển thể chất của trẻ. Trẻ em bị thiếu Canxi và vitamin D dẫn đến còi xương, hạn chế phát triển chiều cao và suy dinh dưỡng còi cọc. Bổ sung Canxi kết hợp vitamin D đã được chứng minh là giải pháp có hiệu quả cao hơn so với bổ sung liều Canxi đơn lẻ trong việc cải thiện chiều cao ở trẻ vị thành niên . Giải pháp này gần đây được nhiều tác giả trên thế giới đặc biệt quan tâm do xu hướng gia tăng về dịch tễ học thiếu vitamin D ở nhiều Quốc gia. Tuy nhiên, giải pháp này thường khó duy trì trong thời gian dài, hiệu quả tác động sau khi kết thúc việc bổ sung không cao, do đó không mang tính bền vững, nhất là ở những cộng đồng nghèo. Trong khi đó, Canxi từ nguồn thực phẩm sẵn có cũng có thể đảm bảo dinh dưỡng đủ Canxi cho các lứa tuổi nếu biết áp dụng đúng cách. Vì vậy, can thiệp dinh dưỡng thông qua chế độ ăn đa dạng nguồn thực phẩm giàu Canxi và đảm bảo đầy đủ vitamin D là giải pháp có thể duy trì bền vững cho cộng đồng.

Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, trong các giai đoạn của vòng đời thì tiền dậy thì là giai đoạn có cơ hội tốt để “sửa chữa” và can thiệp khá hiệu quả những thiếu hụt về phát triển xương, vì đó là giai đoạn nhạy cảm do nhu cầu đòi hỏi của cơ thể về Canxi- vitamin D rất cao và đáp ứng tốt với các can thiệp. Việc xây dựng chế độ ăn đa dạng, phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi Quốc gia để mọi người dân có thể áp dụng hiệu quả là yếu tố then chốt, đòi hỏi chuyên môn sâu về khoa học dinh dưỡng. Đây là vấn đề đang được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Ở trẻ tiền dậy thì, giáo dục dinh dưỡng trong nhà trường để cải thiện chế độ ăn cho trẻ là giải pháp khả thi và đem lại hiệu quả cao.

Tuy nhiên các nghiên cứu về các giải pháp dự phòng hiệu quả loãng xương và còi xương ở cộng đồng chưa thực sự được chú trọng, đặc biệt là các can thiệp dinh dưỡng dự phòng còi xương chưa được quan tâm thích đáng. Vì vậy, nghiên cứu tìm giải pháp cải thiện tình trạng dinh dưỡng Canxi và Vitamin D cho cộng đồng, đặc biệt ở trẻ em

 

học đường lứa tuổi tiền dậy thì là hết sức cần thiết không những góp phần dự phòng và giảm tỷ lệ các bệnh còi xương- suy dinh dưỡng cũng như loãng xương ở cộng đồng mà còn giúp nâng cao và cải thiện tầm vóc cho người Việt Nam trong tương lai.

Xuất phát từ thực tiễn như vậy, Cơ quan chủ trì đề tài Viện Dinh Dưỡng phối hợp với Chủ nhiệm đề tài TS. Vũ Thị Thu Hiền cùng thực hiện với mục tiêu:

  1. Mô tả tình trạng dinh dưỡng canxi và thực trạng thiếu Vitamin D ở trẻ 9 tuổi, chưa dậy thì tại tỉnh Hải Dương.
  2. Xây dựng được 20 bộ thực đơn phù hợp với điều kiện kinh tế, cung cấp đủ nhu cầu canxi theo lứa tuổi từ nguồn thực phẩm địa phương.
  3. Đánh giá hiệu quả của giải pháp can thiệp đến tình trạng dinh dưỡng Canxi, Vitamin D và tăng trưởng chiều cao ở trẻ em 9 tuổi, chưa dậy thì tại địa điểm nghiên cứu.

Sau thời gian nghiên cứu, đề tài đã thu được những kết quả như sau:

  1. Tình trạng dinh dưỡng canxi và thực trạng thiếu Vitamin D ở trẻ 9 tuổi tại Hải Dương
  • Tỉ lệ SDD nhẹ cân, thấp còi, gầy còm, thừa cân béo phì tương ứng là: 8,8%, 9,9%, 3,7% và 18,9%. Không có sự khác biệt về tỉ lệ SDD nhẹ cân, thấp còi gầy còm và béo phì của trẻ trai và trẻ gái.
  • Khẩu phần Canxi của trẻ nghiên cứu là 534.42mg/ngày, thấp hơn so với
  • Tỉ lệ thiếu Vitamin D huyết thanh là 10,6%, ở trẻ nữ 12,7%, cao hơn có ý nghĩa thống kê so với ở trẻ nam (8,7%), với p<0,05. Tỉ lệ Vitamin D huyết thanh thấp là 70,5%, ở trẻ nữ 75,7%, cao hơn có YNTK so với ở trẻ nam 65,8%, p<0,05.
  1. Xây dựng được 20 bộ thực đơn phù hợp với điều kiện kinh tế, cung cấp đủ nhu cầu canxi cho trẻ 9 tuổi.
  • 20 bộ thực đơn dựa trên các thực phẩm sẵn có tại địa phương, cung cấp xấp xỉ 520mg canxi/ngày, đảm bảo đủ nhu cầu canxi cho trẻ 9 tuổi; có giá thành tương đương với khẩu phần ăn thường lệ tại trường.
  • Phần mềm xây dựng thực đơn được thiết kế cho phép tính toán giá trị dinh dưỡng chính xác và có thể thay thế các món ăn một cách dễ dàng.
  1. Hiệu quả của giải pháp can thiệp đến tình trạng dinh dưỡng Canxi, Vitamin D và tăng trưởng chiều

Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 13906/2017) tại Cục Thông tin KHCNQG.

Đ.T.V (NASATI)