Hai startup Việt đã giành được giải thưởng 10,000 USD tại cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp mang tên ““Asia-Pacific Low Carbon Lifestyles Challenge” do Chương trình Môi trường LHQ (UNEP) tổ chức. Cuộc thi nhằm vinh danh những startup cung cấp giải pháp kinh doanh giúp châu Á phát triển và xanh hơn sau đại dịch COVID-19.
Chiến thắng tại hạng mục Sáng kiến nhằm giảm thiểu rác thải nhựa là AYA Cup. Hệ thống mượn ly cho đồ uống mang đi mang tên AYA Cup của Founder Linh Lê đang nhắm đến giảm thiểu rác thải nhựa được tạo ra bởi ngành công nghiệp đồ ăn mang đi tại Việt Nam, ước tính con số lên tới 27 tấn nhựa và xốp hàng năm. Nhưng những nỗ lực về môi trường của cô cũng nhằm mục đích mang lại lợi nhuận cho các doanh nghiệp khi tiết kiệm được chi phí cho các loại ly sử dụng một lần. Hiện tại, ngành nhựa sử dụng một lần tại Việt Nam trị giá tới 1,6 tỷ USD mỗi năm.
Tại hạng mục Sáng kiến Năng lượng sạch, Công ty khởi nghiệp AirIoT của Founder Tuấn Trần đang hướng đến thị trường khách sạn và homestay tại Việt Nam, nơi khách có xu hướng mở điều hòa ngay cả khi họ không ở trong phòng. Giải pháp đơn giản của AirIoT, đã được thí điểm tại 500 phòng trên khắp Việt Nam đã cho thấy mức tiết kiệm điện mỗi tháng là 25-40% tương đương với việc giảm lượng khí thải carbon liên quan.
Cuộc thi “Asia-Pacific Low Carbon Lifestyles Challenge” là một sáng kiến do Bộ Môi trường Nhật Bản tài trợ, như một phần của mạng lưới Một hành tinh (mạng lưới của Chương trình 10 năm về tiêu dùng và sản xuất bền vững (10 YFP)). Các đối tác bao gồm Hội nghị bàn tròn châu Á Thái Bình Dương về tiêu thụ và sản xuất bền vững, Quỹ trái đất khổng lồ, Viện chiến lược môi trường toàn cầu, Mitsui Chemicals International và GCL Power.
Các doanh nghiệp tham gia đến từ Bhutan, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Thái Lan và Việt Nam đều đang điều hành các doanh nghiệp xanh trong các lĩnh vực năng lượng sạch, ngăn chặn chất thải nhựa và phương tiện sử dụng năng lượng sạch. Bên cạnh việc được đào tạo, cố vấn kinh doanh và phân tích kỹ thật về các tác động môi trường của dự án, mỗi người chiến thắng nhận được 10.000 đô la tài trợ.
Ngoài hai đại diện của Việt Nam, nhiều doanh nhân trẻ của các nước được trao giải lần này của UNEP cũng đã có những sáng kiến kinh doanh vừa giúp bảo vệ môi trường, vừa mang lại cảm hứng lớn cho cộng đồng.
Start-up REMAKEHUB của nữ doanh nhân Sissi Chao (Trung Quốc) đã hợp tác với các tổ chức phi chính phủ và các công ty khai thác thủy sản, các thương hiệu thời trang để thu thập lưới đánh cá vứt đi, biến thành các sản phẩm nhựa có tính năng hữu dụng mới.
REMAKEHUB cũng đã phối hợp với Quỹ Quốc tế bảo vệ tuy nhiên (WWF) để sản xuất kính râm tái chế và làm mô hình đồ nội thất từ nguồn nguyên liệu rác nhựa tái chế đó.
Cũng trên tinh thần giảm thiểu rác nhựa, doanh nhân Rikesh Gurung của Bhutan, nhà sáng lập công ty The Green Road, chọn cách xử lý loại rác này thành vật liệu làm đường.
Đây là mô hình kinh doanh đầu tiên có ở Bhutan và The Green Road đã xử lý được 400 tấn rác nhựa thành vật liệu trải được hơn 65 km đường.
Với 20% trong tổng số 8.800 km đường của Bhutan cần gia cố mỗi năm, tiềm năng phát triển của The Green Road lúc này được cho còn rất lớn.
Ông Dechen Tsering, Giám đốc khu vực của UNEP, Châu Á và Thái Bình Dương, cho biết, đại dịch COID-19 đã khiến cho nhiều hoạt động của con người bị đình trệ, bao gồm cả những hoạt động gây thiệt hại đáng kể cho môi trường ở châu Á. Thông qua những bài học từ cuộc khủng hoảng này, chúng ta cần xem xét lại mối quan hệ với thiên nhiên và xây dựng lại một nền kinh tế có trách nhiệm với môi trường hơn. Các doanh nhân ở châu Á sẵn sàng với các giải pháp kinh doanh sáng tạo để phục hồi kinh tế và môi trường. Chương trình “Asia-Pacific Low Carbon Lifestyles Challenge” sẽ giúp họ vượt qua các rào cản hệ thống mà các sáng kiến thường gặp phải, với các khoản tài trợ, quan hệ đối tác, đào tạo và tầm nhìn.
PV