Theo nghiên cứu mới của các nhà khoa học tại Trường Đại học Boulder bang Colorado, các hạt nano kích hoạt bằng ánh sáng, còn được gọi là chấm lượng tử, có thể nâng cao hiệu quả của việc điều trị kháng sinh chống lại các loại siêu vi khuẩn kháng thuốc như E.coli và Salmonella.

Các mầm bệnh kháng đa thuốc có khả năng phòng vệ nhanh hơn tốc độ phát triển các biện pháp điều trị mới, Hoa Kỳ tiêu tốn khoảng 20 tỷ USD cho chi phí chăm sóc sức khoẻ trực tiếp và thêm 35 tỷ USD cho năng suất hao hụt trong năm 2013.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu ở Đại học Boulder đã có thể nâng cấp các chất kháng sinh hiện có đối với một số bệnh lây nhiễm cách ly lâm sàng bằng cách đưa vào những chấm lượng tử nano, được triển khai một cách có chọn lọc và có thể được kích hoạt hoặc ngưng hoạt động sử dụng các bước sóng ánh sáng cụ thể.

Thay vì tấn công các vi khuẩn lây nhiễm theo cách thông thường, các chấm lượng tử tiết ra superoxide, một loại hóa học gây cản trở quá trình trao đổi chất và tế bào của vi khuẩn, gây ra phản ứng chiến đấu tự nhiên làm cho nó nhạy hơn với kháng sinh thông thường.

Các phát hiện đã chỉ ra rằng những chấm này đã làm giảm khả năng kháng thuốc kháng sinh hiệu quả của các bệnh lây nhiễm cách ly lâm sàng xuống 1.000 lần mà không gây ra những phản ứng phụ bất lợi.

Các phương pháp điều trị kháng sinh trước đây tấn công vi khuẩn không phân biệt, nhưng các chấm lượng tử có lợi thế là hoạt động có chọn lọc ở cấp độ nội bào. Ví dụ, Salmonella có thể phát triển và sinh sản bên trong tế bào chủ, và các chấm lượng tử đủ nhỏ để vào được bên trong và tiêu diệt vi khuẩn từ bên trong.

Nhìn chung, lợi thế quan trọng nhất của công nghệ chấm lượng tử là nó cung cấp cho các bác sĩ lâm sàng một phương pháp tiếp cận đa diện có khả năng thích ứng để chống lại các bệnh lây nhiễm đang gây khó khăn cho các phương pháp điều trị hiện tại.

Theo các nhà nghiên cứu, chấm lượng tử là một công nghệ nền tảng có thể được nâng quy mô và thay đổi để chống lại một loạt các bệnh lây nhiễm và có khả năng mở rộng sang các ứng dụng điều trị khác.

N.K.L (NASATI), theo https://www.sciencedaily.com/releases/2017/10/171004142650.htm, 5/10/2017