Một nghiên cứu mới của trường Đại học bang Pennsylvania (Hoa Kỳ) đã chỉ ra rằng: “đám mây ô nhiễm cá nhân” của mỗi người trong số chúng ta gây ảnh hưởng đến chất lượng không khí trong nhà. Theo đó, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng lớp dầu tiết ra từ da và thấm trên quần áo của chúng ta có khả năng phản ứng với chất khí ozone trong không khí, tạo ra một loạt các hợp chất dễ bay hơi và kém bay hơi.

Là một chất khí có trong thiên nhiên và nằm trên tầng bình lưu cao khí quyển của Trái đất nhưng ozone đóng một vai trò đặc biệt quan trọng khi nó hấp thụ phần lớn các tia tử ngoại độc hại từ bức xạ Mặt trời, ngăn chặn và bảo vệ sự sống của tất cả các sinh vật và con người trên Trái đất. Tuy nhiên, khi chất khí này ở mặt đất (hay còn gọi là ozone tầng đối lưu hay ozone xấu) thì nó sẽ trở thành một chất gây ô nhiễm, gây hiệu ứng nhà kính và thậm chí là gây hiện tượng khó thở, từ đó, làm cho bệnh hen suyễn, viêm phế quản mãn tính, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính trở nên trầm trọng hơn.

Trên thực tế, ozone chiếm một lượng rất nhỏ trong tầng đối lưu (200 phần t ) nhưng ngày càng trở nên phổ biến, phủ dày dặc trong không khí ở các thành phố khi cứ 1 t phân tử không khí thì có khoảng 5 đến 25 phân tử ozone, hoặc có thể nhiều hơn. Vì vậy, nhóm

nghiên cứu đã quyết định tiến hành kiểm tra chất lượng không khí bên trong các tòa nhà hay công trình kiến trúc, và kết quả cho thấy một sự ngạc nhiên thú vị.

Con người chúng ta sử dụng hơn 90% thời gian ở bên trong các tòa nhà, hoặc môi trường bên trong nhà. Tuy nhiên, chúng ta không thể phát hiện các loại khí, phân tử, tạp chất, chất ô nhiễm bị hút vào trong nhà và lưu thông trong không khí hay môi trường trong nhà mà chúng ta tiếp xúc mỗi ngày“, Donghyun Rim, tác giả của nghiên cứu khẳng định. “Rất nhiều trong những thứ chúng ta hít thở, chạm vào hay tương tác thể những yếu tố góp phần ảnh hưởng đến khả năng tích lũy hóa chất trong thể cũng như sức khỏe của con người”.

Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã sử dụng mô hình máy tính của các môi trường trong nhà và nhận thấy ozone trong không khí phản ứng với một số chất có trong dầu dưỡng da, như squalene, axit béo và sáp este. Các chuyên gia cho biết sản phẩm của các phản ứng này bao gồm các chất như carbonyl và các hợp chất hữu cơ khác có thể gây kích ứng thêm cho da và phổi.

Khi ozone thẩm thấu qua da sẽ tạo ra các chất độc hại khả năng gây kích thích giác quan“, Rim chia sẻ. “Một số người gọi mức độ tập trung dày đặc các chất ô nhiễm xung quanh cơ thể con người là một dạng lưu trữ

 

đám mây cá nhân, còn chúng tôi gọi đó là Hiệu ứng Pig-Pen“.

Tên gọi này bắt nguồn từ nhân vật nổi tiếng Pig-Pen nhỏ bé trong truyện Peanuts. Trong truyện, Pig-Pen được biết đến với hình ảnh một anh chàng luôn mang trên mình một bộ áo liền quần bẩn thỉu cùng một đám mây bụi bẩn bám theo anh mọi lúc mọi nơi. Khi anh chàng hít một hơi thật sâu, đám mây sẽ tung bụi mù trong không khí xung quanh anh ta.

Nghiên cứu mới chỉ ra một thực tế vô cùng thú vị, đó là: lớp dầu tiết ra từ cơ thể con người chính là yếu tố góp phần làm giảm nồng độ ozone trong môi trường lân cận. Điều này có nghĩa là chúng ta mặc quần áo càng lâu thì mức độ chuyển đổi ozone càng hiệu quả. Có thể lấy ví dụ như: một chiếc áo phông thấm

 

nhiều dầu tiết ra từ da có khả năng loại bỏ từ 30-70% hàm lượng chất khí ozone trong môi trường xung quanh người mặc.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, nhóm cũng chia sẻ rằng việc đánh giá mức độ tích cực hay tiêu cực của nghiên cứu mới không đơn giản, vì có thể có những trường hợp có những chất ô nhiễm khác được tạo ra trong đám mây ô nhiễm cá nhân. Do đó, các nhà khoa học cho rằng cần thiết nên tập trung vào việc hạn chế ô nhiễm cũng như thiết kế hệ thống lọc trong nhà hiệu quả hơn.

Nghiên   cứu   được  công  bố   trên   tạp chí Communications Chemistry.

P.K.L (NASATI), theo https://newatlas.com/personal-pollutant-cloud-pigpen-effect/60374/, 7/2019