Mông Cổ là đất nước có chăn nuôi rất nhiều dê và có kinh nghiệm trong việc nghiên cứu các bệnh trên dê, đặc biệt là bệnh đậu dê. Đồng thời, Mông Cổ cũng đã có quy trình công nghệ sản xuất vắc xin phòng bệnh đậu dê rất hiệu quả. Trong khi đó, ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về bệnh đậu dê chủ yếu tập trung về dịch tễ học và chẩn đoán xác định virus gây bệnh từ các ổ dịch, có rất ít nghiên cứu về phân lập virus, đặc tính sinh học phân tử và sản xuất vắc xin phòng bệnh đậu dê.

Xuất phát từ thực tiễn trên, nhóm nghiên cứu tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã phối hợp với các nhà khoa học Mông Cổ để thực hiện đề tài: “Hợp tác nghiên cứu bệnh đậu dê và sản xuất vắc xin phòng bệnh đậu dê” trong thời gian từ năm 2014 đến 2016. Chủ nhiệm đề tài là TS. Lại Thị Lan Hương.

Một số kết quả nổi bật của đề tài:

  • Đã thu thập được 90 dê nghi mắc bệnh đậu tại các tỉnh: Ba Vì – Hà Nội, Hòa Bình, Nghệ Anm Ninh Bình; kiểm tra bằng phương pháp PCR cho thấy có 72 dê dương tính với virus đậu chiếm 80% với các triệu chứng lâm sàng như ủ rũ, lông xơ xác, kém ăn, sốt cao trên 400C, xuất hiện các nố đậu nổi cộm trên da…
  • Đã phân lập được 7 chủng virus đậu dê từ mẫu phổi, mụn đậu trên môi trường tế bào tinh hoàn dê sơ cấp như GTPV-BV1; GTPV-HB1; GTPV-HB2; GTPV-NA1.
  • Đã chọn lọc được chủng GTPV-NB1 làm chủng gốc sản xuất vắc xin đậu dê
  • Đã xây dựng được quy trình sản xuất vắc xin đậu dê quy mô phòng thí nghiệm
  • Vắc xin vô hoạt đậu dê bán thành phẩm đạt 100% vô trùng, thuần khiết; 100% an toàn trên bản động vật khi công cường độc, có hiệu lực tốt bảo vệ cho dê; không gây tác dụng

Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học cho các nghiên cứu chuyên sâu mang tính ứng dụng cao trong lĩnh vực thú y như các nghiên cứu chế tạo Kit chẩn đoán nhanh bệnh đậu dê, ứng dụng công nghệ chế tạo vắc xin đậu dê vào sản xuất thử nghiệm.

 

Đề tài sẽ góp phần chẩn đoán nhanh và chính xác những con dê mắc bệnh đậu, giảm thiệt hại do bệnh gây ra. Kết quả của đề tài mở ra hướng nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm khác trên động vật tiến tới khống chế và thanh toán dịch bệnh, giảm thiểu thiệt hại cho người chăn nuôi.

Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài (Mã số 13516/2017) tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.

N.T.T (NASATI)