Tôm hùm nuôi lồng là đối tượng nuôi chủ lực của nghề nuôi biển ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ. Trong đó, tỉnh Phú ên là một trong những tỉnh có số lượng lồng nuôi tôm hùm lớn nhất cả nước (31.995 lồng vào năm 2016), đạt sản lượng khoảng 650 tấn, tập trung chủ yếu ở thị xã Sông Cầu, đặc biệt là vịnh Xuân Đài – một vịnh ít bị ảnh hưởng bởi các quá trình thủy động lực biển, có bề mặt địa hình đáy tương đối bằng ph ng và được phủ chủ yếu bởi kiểu trầm tích bùn sét rất thích hợp cho việc cư trú và phát triển của nhiều loài sinh vật đáy, trong đó có tôm hùm (Nguyễn Đức i và Trịnh Thế Hiếu, 2001). Với điều kiện địa hình, thổ nhưỡng và khí hậu thủy văn ưu đãi nên nghề nuôi lồng trên biển, chủ yếu là nuôi tôm hùm. Tập trung ở phường Xuân Đài (47,3 ha mặt nước, với khoảng 5000 lồng nuôi), phường Xuân Thành (104,17 ha,  với khoảng 7000 lồng), phường  Xuân  ên (123 ha, với gần 8000 lồng) và xã Xuân Phương (799,4 ha, với khoảng 8.500 lồng).

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh lồng b nuôi tôm hùm vì lợi ích kinh tế đã gây áp lực không nhỏ lên môi trường của vịnh. Sự bố trí lồng, b nuôi trên vịnh đã gây ảnh hưởng đến dòng chảy tự nhiên của vịnh, thức ăn tươi sống sử dụng nuôi tôm hùm lồng đã làm gia tăng áp lực môi trường, có nguy cơ gây ô nhiễm chất hữu cơ, phú dưỡng thủy vực nuôi và có thể quá sức chịu tải của thủy vực. Việc xuất hiện bệnh dịch trên tôm hùm thường xuyên hơn, đặc biệt vào tháng 5/2017, hiện tượng tôm hùm nuôi lồng chết hàng loạt, gây thiệt hại 700 tỷ đồng cho người nuôi tôm hùm ở vịnh Xuân Đài là một minh chứng rõ nét cho khả năng quá tải môi trường thủy vực vịnh do các chất thải của hoạt động nuôi trồng thủy sản, chất thải do sinh hoạt của con người,…. Chính vì vậy, Tổng cục Thủy sản đã giao cho Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III phối hợp cùng Chủ nhiệm đề tài PGS.TS Võ Văn Nha thực hiện nhiệm vụ đột xuất bổ sung năm 2017 “Khảo sát, đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường và đề xuất giải pháp nâng cao, hạn chế ô nhiễm môi trường vùng nuôi tôm hùm tại vịnh Xuân Đài, tỉnh Phú ên”.

Sau thời gian nghiên cứu, đề tài đã thu được những kết quả như sau:

Vùng nuôi tôm hùm vịnh Xuân Đài đã được phân vùng qui hoạch từng tiểu khu, tuy nhiên triển khai và quản lí theo qui hoạch chưa thật sự hiệu quả, nên nuôi tôm hùm

 

lồng ở đây còn tùy tiện. Mật độ lồng nuôi ở từng vùng khảo sát cao hơn so với qui hoạch của địa phương. Con giống thả nuôi chưa được kiểm dịch. Mật độ tôm nuôi cao 2-4 lần so với qui định hiện hành và việc chăm sóc quản lí lồng b nuôi chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Thức ăn cho tôm hùm là thức ăn tươi sống, ít được sát trùng trước khi cho tôm hùm ăn, nên khả năng lây nhiễm mầm bệnh từ nguồn thức ăn vào cơ thể tôm cao. Bệnh sữa và bệnh đỏ thân có tần suất xuất hiện cao, xảy ra quanh năm, đặc biệt từ tháng 4-8 hàng năm và người nuôi chỉ phòng bệnh bằng cách vệ sinh lồng b và đáy lồng. Việc trị bệnh được người nuôi dùng Beta enro 20+ và Ciprofloxacin, là kháng sinh đã cấm sử dụng. Chính quyền địa phương đã quan tâm đến quản lí môi trường vùng nuôi tôm hùm bằng qui hoạch, đăng kí số lồng b nuôi, khiển khai thu  gom chất thải, tuyên truyền vận động người dân. Tuy nhiên, mức độ thực hiện (ý thức) của người nuôi tôm hùm về việc gìn giữ vệ sinh môi trường vùng nuôi chưa cao.

Chất lượng nước đạt từ mức trung bình đến tốt theo chỉ số đánh giá CCME-WQI ở các vùng nuôi thuộc xã Xuân Phương, Xuân Yên và Xuân Thành. Tuy nhiên, DO có xu hướng giảm từ tầng mặt đến tầng đáy và không khác biệt ở các vùng khảo sát trên vịnh. Đồng thời, có 94,1% mẫu khảo sát có hàm lượng DO chưa đạt ngưỡng thích hợp cho tôm hùm nuôi vào các tháng mùa khô năm 2017 và giao mùa. Giá trị NH4 + vượt ngưỡng giới hạn cho phép vào mùa mưa. Mật độ vi khuẩn Vibrio tổng số, đặc biệt V. alginolyticus bắt gặp nhiều trong các tầng nước (66,7 %) và có xu hướng giảm vào mùa mưa. Tảo silic chiếm ưu thế trong vùng nước vịnh tại thời điểm khảo sát, trong đó

 

loài có mật độ cao Chaetoceros sp.; Rhizosolenia sp., Skeletonema sp. ở dạng chuỗi có thể gây cản trở hô hấp tôm nuôi. Hàm lượng chất hữu cơ trong trầm tích có nguy cơ gây ra những tác động xấu ở các vùng nuôi tôm hùm. Mật độ vi khuẩn Vibrio trong trầm tích cao (47,8%). Các thông số trầm tích khác như hợp chất hydrocacbon thơm đa vòng (PAHs), phenol, coliform chưa vượt ngưỡng giới hạn cho phép. Đặc trưng trao đổi nước vịnh Xuân Đài vào mùa mưa là 6 ngày, mùa khô là 27 ngày và lúc giao mùa là 11 ngày. Đồng thời, sức tải tiềm năng đối với hữu cơ (COD), muối dinh dưỡng (NH4 +) vịnh Xuân Đài đã vượt ngưỡng.

Sự gia tăng mật độ lồng nuôi, nuôi tôm không theo kiểu bền vững; xả thải trên các lồng/ b , hoạt động nuôi tôm sú, tôm chân trắng, ốc hương xung quanh vịnh; sự hiện diện của các tác nhân gây bệnh với tỷ lệ cao trong cơ thể tôm hùm nuôi và ý thức của người dân bảo vệ môi trường vùng nuôi chưa cao là những mối nguy làm ô nhiễm môi trường, phát sinh dịch bệnh trên tôm hùm nuôi.

Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 15298/2018) tại Cục Thông tin KHCNQG.

Đ.T.V (NASATI)