Sử dụng Kính viễn vọng không gian Spitzer của NASA và một số đài quan sát trên mặt đất, các nhà thiên văn đã phát hiện một kỷ lục về 7 hành tinh có kích thước bằng Trái đất quay xung quanh một ngôi sao. Theo đó, cả 7 hành tinh này có khả năng đều có nước ở dạng lỏng trên bề mặt tùy thuộc vào các tính chất khác nhau của những hành tinh đó. Nhưng chỉ có 3 hành tinh trong số đó là có thể có sự sống. Hệ thống các ngoại hành tinh này quay xung quanh Trappist-1, một ngôi sao lạnh có khối lượng thấp nằm cách Trái đất 40 năm ánh sáng.
Michaël Gillon tại Đại học Liège của Bỉ và là trưởng nhóm nghiên cứu cho rằng: “Các hành tinh đều nằm gần nhau và rất gần với ngôi sao, gợi nhớ đến các vệ tinh xung quanh sao Mộc. Tuy nhiên, ngôi sao quá nhỏ và lạnh đến mức làm cho 7 hành tinh có nhiệt độ ôn hòa, nghĩa là chúng có thể có khối lượng nước nhất định ở dạng lỏng và mở rộng trên bề mặt“.
Amaury Triaud đến từ Đại học Cambridge, Anh và là đồng tác giả nghiên cứu cho rằng nhóm nghiên cứu đã đưa ra định nghĩa “ôn hòa” để mở rộng nhận thức về nơi có thể có sự sống. Ba trong số các hành tinh quay quanh Trappist-1 nằm trong định nghĩa trước đây về vùng có thể sinh sống, nơi nhiệt độ bề mặt có sự hiện diện của nước ở dạng lỏng vì có đủ áp suất khí quyển.
Nhưng TS. Triaud cho rằng nếu hành tinh nằm xa ngôi sao mẹ nhất (Trappist-1h) có bầu khí quyển bẫy nhiệt hiệu quả, thì sẽ giống bầu khí quyển của Sao Kim hơn là Trái đất, nên ở đó có thể có sự sống. Sẽ thật thất vọng nếu Trái đất đại diện cho khu vực duy nhất có sự sống trong vũ trụ.
Sự thú vị xung quanh phát hiện mới không chỉ là vì quy mô khác thường của nó hoặc thực tế rất nhiều hành tinh có kích thước bằng Trái đất, mà còn là vì ngôi sao Trappist-1 nhỏ và mờ. Điều này có nghĩa là các kính thiên văn nghiên cứu hành tinh không bị lóa khi chúng hướng về phía những ngôi sao sáng hơn nhiều.
Lộ trình nghiên cứu hấp dẫn về những thế giới xa xôi này và trên tất cả là bầu khí quyển của chúng đang dần được mở ra. Giai đoạn nghiên cứu tiếp theo là tìm kiếm các loại khí quan trọng như oxy và metan để có thể cung cấp bằng chứng về những gì đang xảy ra trên bề mặt.
Độ che phủ của các ngoại hành tinh có thể quá dễ dàng đưa các nhà nghiên cứu đi đến kết luận về cuộc sống của người ngoài hành tinh. Nhưng hệ thống hành tinh xa xôi này cũng mở ra một cơ hội tốt để tìm ra các manh mối về nó.
Sáu hành tinh bên trong có chu kỳ quỹ đạo được tổ chức trong một “chuỗi cộng hưởng gần“. Điều này có nghĩa là vào thời điểm hành tinh trong cùng quay được 8 quỹ đạo, thì hành tinh thứ hai, ba và bốn quay tương ứng là 5, 3 và 2 vòng quanh ngôi sao. Điều này dường như là kết quả của các tương tác sớm trong sự phát triển của hệ thống hành tinh. Các nhà thiên văn cho rằng có thể nghiên cứu các đặc tính khí quyển của các hành tinh nhờ có kính thiên văn.
- Brice-Olivier Demory tại Đại học Bern ở Thụy Sĩ và là đồng tác giả nghiên cứu cho rằng: “Kính thiên văn James Webb Space, thế hệ sau của kính thiên văn Hubble, sẽ có khả năng phát hiện tín hiệu của ozon nếu phân tử này hiện diện trong bầu khí quyển của một trong số những hành tinh này. Đây có thể là một chỉ số cho hoạt tính sinh học trên hành tinh“. Nhưng các nhà thiên văn cũng cảnh báo rằng chúng ta phải rất thận trọng trong việc suy luận hoạt tính sinh học từ xa.
Một số đặc tính của những ngôi sao lạnh, khối lượng thấp có thể làm cho sự sống trở thành thử thách lớn. Ví dụ, một số ngôi sao được biết đến giải phóng khối lượng lớn bức xạ dưới dạng các vệt sáng, có tiềm năng khử trùng các bề mặt của những hành tinh gần đó.
Ngoài ra, khu vực có thể sống được nằm gần ngôi sao hơn nên các hành tinh nhận được nhiệt cần cho sự tồn tại của nước dạng lỏng. Nhưng điều này gây ra một hiện tượng gọi là khóa thủy triều, vì vậy, các hành tinh luôn hiển thị một bề mặt tương tự với ngôi sao của chúng. Điều này có thể có tác dụng làm cho một mặt của hành tinh nóng và mặt kia lạnh.
Ngoài các quan trắc của Spitzer, các nhà thiên văn đã thu thập dữ liệu từ kính viễn vọng cực lớn tại Chile, kính viễn vọng Liverpool ở La Palma, Tây Ban Nha và các loại kính khác.
N.P.D (NASATI), Theo http://www.bbc.com/news/science-environment-39034050, 22/2/2017