Tài nguyên di truyền là tài sản riêng của mỗi quốc gia đồng thời cũng là tài sản chung của thế giới. Tài nguyên di truyền sinh vật là một bộ phận của giống, là vật liệu ban đầu để lai tạo giống mới và là hạt nhân của đa dạng sinh học nên giữ vai trò rất quan trọng trong chiến lược phát triển Nông – Lâm nghiệp của mỗi Quốc gia. Với nhận thức đó, Việt Nam đã sớm xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cho việc quản lý bảo tồn nguồn gen. Từ năm 1987 đến nay, mặc dù còn nhiều hạn chế, khoa học và công nghệ đã đóng góp đáng kể trong việc lưu giữ, bảo tồn và khai thác phát triển nguồn gen, đóng góp không nhỏ vào phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Trong giai đoạn tiếp theo, với mục tiêu và các nội dung đã đề ra của Chương trình Quốc gia về bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen, khoa học công nghệ s tiếp tục đóng vai trò then chốt và là động lực để thúc đẩy bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen sinh vật, nguồn tài nguyên vô giá của đất nước. Việt Nam được ghi nhận là một trong những nước có đa dạng sinh học cao của thế giới với nhiều kiểu hệ sinh thái, các loài sinh vật và nguồn gen phong phú, đặc hữu. Đến nay Việt Nam đã xác định được khoảng 20.000 loài thực vật trên cạn và dưới nước, trong đó thực vật có 13.766 loài 11.373 loài thực vật bậc cao và 2.393 loài thực vật bậc thấp, trong số các loài thực vật thì 10% là các loài cây bản địa, đặc hữu, quý hiếm; nhiều loài có giá trị sự dụng cao dùng làm Thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thức ăn gia súc, lấy gỗ và nhiều loài cây trồng khác. Do đó, Việt Nam là một trong 10 trung tâm đa dạng sinh học phong phú nhất thế giới, được xếp hạng thứ 16 trên thế giới về sự đa dạng tài nguyên sinh vật, tài nguyên di truyền, là nơi có nguồn gen cây trồng và vật nuôi địa phương đa dạng của thế giới. Tuy vậy, sự đa dạng tài nguyên thực vật nói trên đang bị đe dọa nghiêm trọng do hậu quả của chiến tranh, của việc khai thác bừa bãi và thiếu ý thức, do thiên tai, do thói quen canh tác lạc hậu, do sự gia tăng dân số kèm theo quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh m tại khắp các vùng trong cả nước, đặc biệt là sự biến đổi khí hậu, nước biển dâng mà Việt Nam là 1 trong số 5 quốc gia trên thế giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất.

Bên cạnh đó, bối cảnh toàn cầu cũng đặt ra những thách thức và những cơ hội mới. Mức độ biến đổi khí hậu trở nên nghiêm trọng hơn và ngày càng tác động tiêu cực đến tài nguyên di truyền. Bảo tồn nguồn gen cây rừng nói chung, cây nguyên liệu giấy nói riêng là phương thức lưu giữ các nguồn gen cây rừng phong phú và đa dạng hiện có, làm nền tảng cho công tác giống cây rừng ở nước ta. Vì thế, nó vừa phục vụ cho công tác giống vừa gắn liền với việc cung cấp giống trước mắt và lâu dài, đồng thời thiết thực phục vụ các chương trình trồng rừng trong nước và trao đổi giống Quốc tế. Mặt khác, các hoạt động về cải thiện giống và cung cấp giống cũng đang làm phong phú thêm hoạt động bảo tồn nguồn gen cây rừng ở nước ta. Kinh nghiệm của sản xuất và nghiên cứu cho thấy r ng khi tập trung vào khai thác và gây trồng các giống có năng suất cao, chúng ta đã quên đi các nguồn gen có giá trị đặc dụng, hoặc có tính chống chịu với điều kiện bất lợi song năng suất thấp. Khi khoa học phát triển đến trình độ cao chúng ta mới cần đến nó thì không còn nữa. Biến dị di truyền hiện tồn tại giữa các xuất xứ, các gia đình và các cây cá thể bên trong một loài là vô cùng quan trọng và cần phải được bảo tồn, vì chúng là cái đảm bảo cho sự bền vững và ổn định của loài và xuất xứ; là nguồn gốc của sự đa dạng và là cơ sở cho quá trình tiến hóa của loài trong tương lai. Biến dị di truyền không chỉ được dùng cho các chương trình cải thiện giống và sử dụng hiện tại của con người mà nó còn rất quan trọng cho sự phát triển của các thế hệ tiếp theo, để cho loài cây thích nghi liên tục với các điều kiện môi trường biến đổi và thích nghi với các nhu cầu đa dạng của con người. Bởi vì, lượng biến dị di truyền trong một loài càng lớn thì càng có nhiều cơ hội chọn được các cá thể có các đặc tính mong muốn. Vì đối với công tác cải thiện giống cũng như với các nhà chọn giống, muốn đạt được tăng thu di truyền tối đa và lâu dài, bảo tồn nguồn gen, bảo tồn vật liệu di truyền và yếu tố có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Bảo tồn nguồn gen là công tác quan trọng trong công tác cải thiện giống cây rừng. Công tác chọn giống và nhân giống đã được xác định là công tác then chốt trong việc nâng cao năng suất rừng trồng, ngoài việc tuyển chọn và đưa vào sản xuất những giống năng xuất cao thì việc bảo quản các nguồn gen và lưu giữ các giống tốt trong điều kiện vô trùng để giữ lại những nguồn giống “sạch bệnh” cho sản xuất là việc làm cần thiết. Việc bảo tồn nguồn gen quý có thể được thực hiện b ng nhiều cách khác nhau, nhưng việc ứng dụng công nghệ sinh học – nuôi cấy mô tế bào thực vật trong lưu giữ và bảo tồn nguồn gen là việc làm mang lại nhiều lợi ích so với các phương pháp khác ở nhiều nước trên thế giới đã áp dụng rộng rãi phương pháp này và đã mang lại hiệu quả cao.

Nhằm duy trì tính đa dạng di truyền cần thiết, tạo lập một nền tảng di truyền đủ lớn phục vụ cho công tác giống trước mắt và lâu dài, góp phần tăng năng suất theo mục tiêu kinh tế và tăng tính chống chịu của chúng với các điều kiện bất lợi là hết sức cần thiết, KS. Triệu Hoàng Sơn và nhóm nghiên cứu tại Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy, Tổng Công ty giấy Việt Nam, đã thực hiện đề tài: Lưu giữ và bảo tồn nguồn gen cây nguyên liệu giấy”.

Năm 2020, nhiêm vụ đã triển khai thực hiện hoàn thành đầy đủ các nội dung, sản phẩm theo Hợp đồng và đề cương đã ký:

Chăm sóc, quản lý và bảo vệ an toàn 8 ha rừng bảo tồn đã trồng tại các địa điểm bảo tồn và lưu giữ nguồn gen. Chăm sóc, quản lý, bảo vệ tốt 5000m2 vườn trồng cây mẹ của các nguồn gen cây nguyên liệu giấy. Nhiệm vụ đã đánh giá tỷ lệ sống, sinh trưởng và phát triển các nguồn gen trồng ở các địa điểm. Từ kết quả đánh giá, các nguồn gen sinh trưởng và phát triển tốt gồm: Bạch đàn EU16, PN7, GR3, PN3d, PN10, NC3 và Keo XX2, XX4, XX6 và XX9 (trồng năm 2007); Bạch đàn PN10, PNCTIV, PNCT3, PN24, PN108 và Keo WS7, WS14, WS4, WS12, WS9, WS1 (trồng năm 2013); Bạch đàn lai C1U11, C1U41 và C2U41(trồng năm 2014); Bạch đàn FJNS106, FGNS102, FGNS101(trồng năm 2016); Bạch đàn PN3d, PNCT4, U7, PNCT3, H1, F107, TTKT3, PNCTIV (trồng năm 2018); Lưu giữ và bảo tồn an toàn 37 giống bạch đàn và keo dưới hình thức bảo tồn in vitro. Duy trì, phục tráng 37 mẫu nguồn gen trong môi trường nuôi cấy mô, mỗi mẫu có từ 05-20 bình , cây giống của các mẫu sinh trưởng tốt và không bị nấm bệnh; Lưu giữ và bảo tồn an toàn 15 mẫu hạt giống của 09 cây trội Keo tai tượng xuất xứ từ rừng giống Hà Giang. Các mẫu hạt giống được bảo quản an toàn và đảm bảo theo tiêu chuẩn cơ sở. Kiểm nghiệm 15 mẫu hạt giống của 09 cây trội Keo tai tượng xuất xứ từ rừng giống Hà Giang. Qua kiểm nghiệm đạt tỷ lệ nảy mầm trung bình là 80,4%. Gieo ươm được 1835 cây con từ 15 mẫu hạt của 09 cây trội Keo tai tượng xuất xứ từ rừng giống Hà Giang và 11 nguồn gen Bạch đàn. Trồng mới 1,0 ha rừng bảo tồn các nguồn gen từ 15 mẫu hạt của 09 cây trội Keo tai tượng xuất xứ từ rừng giống Hà Giang và 14 nguồn gen Bạch đàn (03 nguồn gen Bạch đàn mới: DH-3226, UP54, UP99). Sau 04 tháng tuổi rừng trồng đạt tỷ lệ sống trên 95%.

Một số nguồn gen Bạch đàn và Keo có triển vọng (Bạch đàn EU16, PN7, GR3, NC3 – Trồng năm 2007; Keo WS7, WS14, WS4, WS12, WS9, WS1 – Trồng năm 2013; Bạch đàn lai C1U11, C1U41, C2U41 – Trồng năm 2014; Bạch đàn FJNS106, FGNS102, FGNS10 – Trồng năm 2016; Bạch đàn U7, H1, F107, TTKT3 – Trồng năm 2018) cần được khai thác phát triển trên qui mô khảo nghiệm giống tiến tới năm 2025 được công nhận 4-5 giống tốt phục vụ trồng rừng sản xuất. Diện tích rừng trồng tại Tiên Kiên 1,0 ha (trồng tháng 7/2013 cho 11 nguồn gen Bạch đàn + 15 nguồn gen Keo); Tại Phú Lộc 2,5 ha (trồng tháng 4/2014 cho 05 nguồn gen Bạch đàn) đến tháng 5/2021 hết hợp đồng thuê đất với Hộ gia đình, do vậy các nguồn gen trồng 02 địa điểm nêu trên cần được dẫn về và trồng bảo tồn an toàn mới để Viện trả lại đất cho Hộ gia đình. Đề nghị Bộ Công Thương tạo điều kiện cho Viện được tiếp tục thực hiện nhiệm vụ thường xuyên Lưu giữ và bảo tồn nguồn gen cây nguyên liệu giấy.

Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài (Mã số 19024/2020) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.

P.T.T (NASATI) vista.gov.vn