Mỗi năm, ước tính có khoảng 8 triệu tấn chất thải nhựa được đổ vào các đại dương, nó xâm nhập vào hệ sinh thái dưới nước. Một nghiên cứu mới của các nhà khoa học đến từ Đại học Lund ở Thụy Điển, cho thấy các hạt nhựa nhỏ có thể hình thành trong não cá và gây ra các vấn đề hành vi trầm trọng. Mặc dù các nhà nghiên cứu rất thận trọng về việc bình luận về nó, thì có khả năng những chất dẻo này có thể lây truyền qua người thông qua tiêu dùng.
Một trong những phát hiện chính là các hạt nhựa nano có thể vượt qua hàng rào máu não và tích tụ bên trong mô não của cá. Sự gia tăng chất dẻo này dẫn đến các rối loạn hành vi ở cá, khiến chúng ăn chậm hơn và khám phá môi trường xung quanh ít hơn. Trong khi những hạt nhựa lớn không ảnh hưởng đến sinh vật phù du, chúng sẽ chết khi tiếp xúc với các hạt có kích thước nano.
Tiến sĩ Tommy Cedervall nói thêm: “Điều quan trọng là phải nghiên cứu xem nhựa ảnh hưởng như thế nào đến hệ sinh thái và các hạt nhựa nano có thể có tác động nguy hiểm hơn đối với các hệ sinh thái dưới nước so với những mảnh nhựa lớn“.
Theo báo cáo đăng trên tạp chí Science, hơn một nửa chất thải nhựa chảy vào các đại dương xuất phát từ một số quốc gia, trong đó có Trung Quốc, Inđônêxia, Philipin và Sri Lanka. Trong khi Trung Quốc có 2,4 triệu tấn chất dẻo xâm nhập vào đại dương, gần 28% trong tổng số trên thế giới, Hoa Kỳ chỉ đóng góp 77.000 tấn, ít hơn 1%.