Việt Nam là một nước nông nghiệp, trên 75% dân số sống bằng các nguồn thu nhập từ sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên trong những năm gần đây, tình hình sản xuất nông nghiệp ngày càng bất ổn, thiếu bền vững. Chúng ta đang phải đối mặt với việc sử dụng lãng phí, kém hiệu quả nguồn lực phục vụ nông nghiệp, dẫn đến tài nguyên dần cạn kiệt, ô nhiễm môi trường sinh thái ngày càng tăng, chất lượng nông sản giảm và không an toàn cho sức khỏe, ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của cộng đồng. Dù đóng góp hàng chục tỷ USD kim ngạch xuất khẩu nhưng ngành trồng trọt cũng là lĩnh vực gây ô nhiễm môi trường hết sức nghiêm trọng.

Quá trình thâm canh tăng vụ, tăng sản lượng làm cho tình trạng sâu bệnh gia tăng dẫn đến suy giảm độ mầu của đất nên thay vì cải tạo theo hướng khác, người nông dân lại sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) và phân bón (PB) vượt mức cho phép nhiều lần. Ước tính mỗi năm ở nước ta có khoảng gần 4 triệu tấn phân bón các loại được bón lãng phí do cây trồng không hấp phụ hết được. Cộng với việc sử dụng 75.000 tấn thuốc BVTV một cách lạm dụng, không đúng quy trình kỹ thuật đã gây mất cân bằng sinh thái, ô nhiễm đất, nước tại nhiều vùng nông thôn trong cả nước.

Trước thực trạng trên và để có thể đáp ứng những yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế, nền nông nghiệp Việt Nam cần phải có những bước phát triển theo xu thế chung của thế giới đó chính là phát triển một nền nông nghiệp bền vững (SARD). Một trong những biện pháp là sử dụng nguồn nguyên liệu sạch, có nguồn gốc tự nhiên, thân thiện với môi trường trong trồng trọt, bảo quản, chế biến nông sản, và trong sản xuất các sản phẩm phục vụ nông nghiệp như PB, thuốc BVTV…

Dựa trên các tài liệu tham khảo và tình hình sản xuất, sử dụng các sản phẩm phân bón, thuốc BVTV ở Việt Nam trong những năm gần đây, nhóm nghiên cứu do PGS.TS. Đào Văn Hoằng, Phòng Thí nghiệm Trọng điểm Quốc gia Công nghệ lọc, hóa dầu đã kiến nghị và được giao thực hiện đề tài “Nghiên cứu công nghệ chế biến sâu cao lanh và diatomit phục vụ sản xuất nông nghiệp”, với mục tiêu là tạo ra công nghệ chế biến sâu cao lanh và diatomit từ nguồn nguyên liệu tự nhiên của Việt Nam thành các chất phụ gia có tác dụng tăng hiệu quả sử dụng của các sản phẩm phục vụ nông

 

nghiệp như Phân bón (PB), thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) theo hướng phát triển bền vững.

Sau một thời gian triển khai thực hiện, nhóm nghiên cứu đã thu được các kết quả như sau:

  1. Đã xây dựng qui trình công nghê sản xuất phân bón nhả chậm sử dụng diatomit biến tính, bao gồm các công đoạn: Hoàn thiện quy trình tuyển quặng, tinh chế, biến tính diatomit nhằm tăng khả năng hấp phụ dinh dưỡng; hỗn hợp với các hợp phần dinh dưỡng chứa NPK (ure, DAP, KCl) theo yêu cầu từng loại sản phẩm phân bón NPK cho cây cam và chè.

Kết quả khảo nghiệm cho thấy sản phẩm mới làm tăng năng suất nông phẩm lên khoảng 17% so với phân bón truyền thống tương tự.

  1. Đã xây dựng qui trình công nghê sản xuất thuốc 02 loại BVTV dạng khô sử dụng      cao lanh biến tính

Kết quả khảo nghiệm cho thấy các sản phẩm có hiệu quả phòng trừ sâu, rầy cao hơn từ 9 đến 11% so với sản phẩm thương mại tương tự.

  1. Đã sản xuất thử đủ số lượng các sản phẩm phân bón nhả châm và thu ốc BVTV dạng khô (WP, WDG) nhằm ổn định quy trình công nghệ và cung cấp sản phẩm để khảo nghiệm diện hẹp, diện rộng trên đồng ruộng

Đã sản xuất đươc 575kg phân b   ón NPK nhả châm 16:8:8     TE (PD2) sử dụng cho cây chè và 575kg phân bón NPK nhả chậm 14:10:17 sử dụng cho cây cam.

  1. Đã khảo nghiệm diện hẹp và diện rộng trên đồng ruộng các sản phẩm phân bón, thuốc BVTV theo qui định của Bộ NN&PTNT

Đã khảo nghiệm phân bón PD1 trên cây cam Xã Đoài tại huyện Cao Phong, Hòa Bình. Kết quả cho thấy sản phẩm phân bón nhả chậm PD1 có tác dụng làm tăng năng suất cam lên khoảng 17% so với sử dụng phân bón truyền thống cùng loại. Chất lượng quả được cải thiện rõ rệt.

Đã khảo nghiệm phân bón PD2 trên cây chè LPD2 tại Thanh Ba, Phú Thọ. Kết quả cho thấy sản phẩm PD2 có tác dụng làm tăng năng suất chè kinh doanh lên trên 17% so với sử dụng phân bón truyền thống tương tự. Chất lượng chè cho thấy có sự cải thiện.

Đã khảo nghiệm sản phẩm Isoprocarb 25WP trên rầy nâu tại Thạch Thất, Hà Nội. Kết quả cho thấy hiệu lực trừ rầy nâu của sản phẩm mới có hiệu quả phòng trừ cao hơn từ 8 đến 11% so với sản phẩm tương tự VIMIPC 25BTN của VIPESCO.

Đã khảo nghiệm sản phẩm Emamectin Benzoate 5WG trên sâu cuốn lá nhỏ hại lúa tại Thạch Thất, Hà Nội. Kết quả cho thấy hiệu lực trừ sâu của sản phẩm mới có hiệu quả phòng trừ cao hơn từ 9 đên 10% so với sản phẩm thương mại cùng loại Map Winner 5WG của Công ty Map Pacific Ltd., (Singapo).

Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên về chế biến sâu các nguyên liệu có nguồn gốc khoáng tự nhiên nhằm tạo ra các sản phẩm chất lượng và hiệu quả cao phục vụ nông nghiệp, đặc biệt các sản phẩm phân bón, thuốc BVTV giải phóng có kiểm soát (controlled release), đồng thời giảm ô nhiễm môi trường.

 

Các nguồn khoáng cao lanh và diiatomit của Việt nam có trữ lượng rất lớn. Việc nghiên cứu thành công đề tài này là cơ sở ban đầu cho các nghiên cứu triển khai tiếp theo và mở ra hướng phát triển mới về khai thác, chế biến và sử dụng khoáng chất công nghiệp phục vụ nông nghiệp bền vững ở Việt Nam.

Vật liệu cao lanh và diatomit biến tính sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng của phân bón và thuốc BVTV, tạo ra các sản phẩm dạng mới thân thiện với môi trường. Ngoài ra, các doanh nghiệp sẽ phát triển thêm những sản phẩm chất lượng cao, tạo điều kiện đa dạng hóa sản phẩm và tăng sức cạnh tranh. Vì vậy, kết quả thành công của đề tài có thể được chuyển giao cho các cơ sở sản xuất các sản phẩm phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững. Hiện nay, do nhu cầu phát triển nông nghiệp bền vững, thị trường cần những sản phẩm chất lượng cao, ít gây ô nhiễm và thân thiện với môi trường. Mặt khác, vấn đề tận dụng các nguồn khoáng tự nhiên sẵn có ở trong nước để tạo ra sản phẩm tốt, mở rộng khả năng ứng dụng trong các ngành kinh tế khác 192 nhau đang được nhà nước quan tâm phát triển. Do vậy, các sản phẩm của đề tài sẽ phát triển tốt trong thời gian tới, đáp ứng nhu cầu và xu hướng của thị trường cho ngành nông nghiệp trong nước.

Công nghệ được phát triển của đề tài khi ứng dụng sẽ tạo điều kiện mở rộng và tăng cường công tác khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có trong nước để tạo ra các sản phẩm thiết thực phục vụ phát triển kinh tế của đất nước, đặc biệt phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp, một ngành kinh tế quan trọng của nươc nông nghiệp như Việt Nam; Góp phần đa dạng hóa sản phẩm phục vụ nông nghiệp, giảm một phần kinh phí nhập khẩu của Nhà nước; Các sản phẩm của đề tài có chất lượng cao, hiệu quả sử dụng tốt, thân thiện với môi trường nên sẽ góp phần giảm ô nhiễm môi trường sinh thái và cộng đồng. Tạo ra các sản phẩm nông nghiệp sạch phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu và tạo thêm công ăn, việc làm cho người lao động ở các lĩnh vực liên quan, tăng thu nhập.

Nhóm đề tài kiến nghị được tiếp tục hoàn thiện công nghệ và triển khai sản xuất thử nghiệm sản xuất phân bón nhả chậm, sử dụng diatomit biến tính và sản xuất gia công một số thuốc BVTV dạng khô với cao lanh biến tính.

Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài (Mã số 13295/2017) tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.

P.T.T (NASATI)