Liên minh châu Âu (EU) là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam sau Mỹ trong năm 2019. Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và EU (28 nước, bao gồm cả Vương quốc Anh) đạt 56,4 tỷ USD trong năm 2019, chiếm gần 11% tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam. Trong đó, tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang EU trong năm 2019 đạt 41,5 tỷ USD, chiếm 15,7% tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu từ EU về Việt Nam đạt 14,9 tỷ USD, chiếm 5,9% tổng giá trị nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam.

Tuy vậy, tương tự như các quốc gia đang phát triển, Việt Nam mới chỉ đạt thành tựu xuất khẩu về mặt sản lượng, còn hàm lượng giá trị gia tăng của hàng hóa xuất khẩu rất thấp. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) chính thức có hiệu lực đối với cả Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) từ ngày 1/8/2020 đã mở ra cơ hội lớn cho hàng hóa Việt Nam thâm nhập vào thị trường rộng lớn này. Đây được coi là một trong những hiệp định thương mại tự do thế hệ mới toàn diện, chất lượng cao với mức cam kết cao nhất mà một đối tác dành cho Việt Nam trong số các FTA đã được ký kết.

Để khai thác được tiềm năng, cơ hội tại thị trường EU trong bối cảnh thực thi EVFTA, hoạt động xúc tiến thương mại (XTTM), xúc tiến xuất khẩu của Việt Nam cũng sẽ cần phải có những điều chỉnh, kế hoạch cụ thể cho những mục tiêu ưu tiên trước mắt cũng như lợi ích dài hạn, gắn với đổi mới cách tiếp cận và phương thức triển khai để đảm bảo nâng cao hiệu quả hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới.  Đó là lý do, năm 2020, nhóm nghiên cứu của ThS. Hoàng Minh Chiến tại Cục Xúc tiến thương mại đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đề xuất giải pháp xúc tiến xuất khẩu hàng hoá sang EU trong điều kiện thực thi EVFTA”.

Đề tài nhằm mục tiêu nhìn lại các phương thức xúc tiến thương mại đã và đang triển khai tại thị trường châu Âu của một số đơn vị chủ trì. Trên cơ sở đó, đề xuất các hướng và giải pháp điều chỉnh và triển khai hiệu quả XTTM hiệu quả hơn, tiếp cận tốt hơn vào thị trường EU.

Đề tài đã thu được các kết quả như sau:

– Tổng quan và đưa ra khung lý thuyết về khái niêm và nôi dung xúc tiến xuất khẩu (chủ thể, công cụ); đã phân tích, so sánh kinh nghiêm xúc tiến xuất khẩu hàng hóa sang thi ̣trường EU của môt số nước phát triển (Nhật Bản, Hàn Quốc), có nguồn cung tương tự như Việt Nam như Singapo, Thái Lan; từ đó rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác xúc tiến xuất khẩu hàng hóa phù hợp với đặc thù của Việt Nam;

– Đánh giá thưc tiến các hoat động xúc tiến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thi ̣trường EU (hội chợ, triển lãm, kết nối giao thương, đón đoàn nhập khẩu, tuyên truyền quảng bá, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp) ̣trong thời gian qua; nhận định được những ưu điểm, cơ hội và hạn chế, thách thức trong thời gian tới.

– Từ việc phân tích đặc điểm thị trường EU và các yếu tố tác động đến hoạt động xúc tiến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường này, cùng với đánh giá thực trạng hoạt động xúc tiến xuất khẩu của Việt Nam. Nhóm nghiên cứu đã đề xuất được các quan điểm, định hướng, các giải pháp và một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả, đẩy mạnh công tác xúc tiến xuất khẩu hàng hóa sang thi ̣trường EU đến năm 2025 theo hướng đổi mới, ổn định, bền vững trong bối cảnh mới.

Các sản phẩm, nội dung trong đề tài sẽ là tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý nhà nước trong việc điều chỉnh, hoàn thiện chính sách và các giải pháp xúc tiến xuất khẩu hàng hóa sang thi ̣trường EU nói riêng và góp phần hỗ trợ để phát triển xuất khẩu hàng hàng hóa một cách bền vững nhằm chủ động thích ứng kịp với xu hướng phát triển thương mại của thị trường này. Đồng thời, cũng giúp các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu hàng hóa tham khảo để quyết định kế hoạch kinh doanh phù hợp với các đối tác nhâp khẩu EU trong tình hình kinh tế mới.

Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 18781/2020) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.

N.P.D (NASATI) vista.gov.vn