Một nghiên cứu mới chỉ ra các loại nấm bản địa an toàn là giải pháp đầy hứa hẹn trong cuộc chiến chống lại tình trạng nhiễm nấm độc hại ở ngô.
Để giảm tình trạng nhiễm độc tố nấm mốc của cây trồng, nông dân sử dụng các chủng A. flavusthương mại an toàn. Những chủng vi khuẩn này không tạo ra độc tố nấm mốc. Khi áp dụng cho cây trồng, các chủng vi sinh vật vượt trội hơn các loại nấm sản xuất độc tố nấm mốc có hại. Điều đó làm giảm đáng kể mức độ độc tố nấm mốc trong các giai đoạn thu hoạch, vận chuyển và lưu trữ.
Tuy nhiên, các chủng thương mại có thể không phải là giải pháp duy nhất. Một nghiên cứu mới cho thấy rằng sử dụng các chủng A. flavus an toàn, bản địa có thể hiệu quả, hoặc thậm chí hiệu quả hơn so với các chủng thương mại.
Ignazio Carbone, một nhà nghiên cứu tại Đại học bang North Carolina, tác giả chính của nghiên cứu mới cho biết: “Sử dụng các chủng A. flavus bản địa có thể có nhiều lợi thế. Các chủng bản địa có thể thích nghi tốt hơn với loại đất và điều kiện thời tiết. Do đó, chúng có thể hoạt động tốt hơn trên đồng ruộng so với các chủng không bản địa”.
Hơn nữa, sử dụng các chủng thương mại có thể có một số nhược điểm. Các chủng này thường cần được đưa lại vào đồng ruộng hàng năm, với chi phí 20 USD mỗi mẫu đất trồng. Ngoài ra, phải thực hiện trong không khí hoặc bằng tay. Điều đó có thể ngăn cản nông dân sử dụng các chủng thương mại.
Các chủng bản địa, mặt khác, sản sinh tự nhiên ở các khu vực đang phát triển. Chúng có thể tồn tại lâu hơn trong đất và không cần phải đưa lại vào ruộng hàng năm.
Carbone và các đồng nghiệp đã thử nghiệm các chủng A. flavus tự nhiên không tạo ra hoặc có nồng độ độc tố nấm mốc thấp. Họ cũng đã thử nghiệm các chủng thương mại. Cả hai đều giảm mức độc tố nấm mốc.
Theo quy định của FDA, ngô làm thức ăn cho con người có thể có mức độc tố nấm mốc tối đa là 20 phần tỷ.
Ngô chưa được chế biến có mức độc tố nấm mốc trên 35 phần tỷ. Các chủng bản địa và thương mại đã giảm mức độc tố nấm mốc xuống dưới 10 phần tỷ.
Thật bất ngờ, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sự kết hợp nhất định của các chủng bản địa có hiệu quả hơn các chủng thương mại trong việc giảm mức độc tố nấm mốc. Đó là bởi vì sự kết hợp tận dụng lợi thế của sinh học nấm: các kiểu giao phối của chúng tương thích, cho phép chúng sinh sản và duy trì quần thể của chúng.
Khi các nhà nghiên cứu áp dụng các chủng giao phối tự nhiên của các loại giao phối tương thích vào các ô thử nghiệm, nồng độ độc tố nấm mốc đã giảm xuống dưới 2 phần tỷ trong một số trường hợp. Đây là một kết quả tốt hơn bất kỳ chủng thương mại nào.
Carbone nói: “Kết quả của chúng tôi cho thấy rằng việc sử dụng các chủng tự nhiên có thể dẫn đến việc giảm nồng độ độc tố nấm mốc bền vững. Sử dụng các chủng tự nhiên có thể rất hiệu quả cho nông dân trong thời gian dài”.
Mặc dù nghiên cứu này được thực hiện ở Bắc Carolina, Carbone dự đoán phương pháp này có thể mang lại hiệu quả ở các khu vực khác. Một thí nghiệm sơ bộ ở Texas cũng cho thấy các chủng tự nhiên được ghép đôi làm giảm nồng độ độc tố nấm mốc hiệu quả hơn so với một chủng thương mại đơn lẻ.
Carbone nói: “Chúng tôi cần tiếp tục thử nghiệm phương pháp này ở các cánh đồng ngô trên khắp các tiểu bang khác nhau. Chúng tôi cũng cần theo dõi nồng độ độc tố nấm mốc qua nhiều mùa sinh trưởng”.
Các thử nghiệm thực địa trong tương lai có thể bao gồm thử nghiệm các chủng thương mại hiện tại cộng với một chủng tương thích. Sự kết hợp khác nhau của các chủng bản địa cũng có thể được thử nghiệm.
Carbone nói: Độc tố nấm gây ra mối đe dọa đến an toàn thực phẩm. Cách tiếp cận của chúng tôi có khả năng có thể được áp dụng cho các loại nấm sản xuất độc tố khác.
Nguyễn Minh Thu (Theo sciencedaily)