Theo số liệu về tỷ lệ ung thư ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ năm 1995- 1996, và ước tính chung tỷ lệ mắc ung thư ở Việt Nam năm 2000, nam giới có khoảng 36.021 người mắc bệnh và nữ giới có khoảng 32.786 người mắc bệnh và hàng năm cả nước có khoảng 6.905 ca ung thư phổi (UTP) mới mắc. Tại Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai, số các trường hợp UTP nhập viện tăng đều hàng năm: từ 1969 đến 1972 có 89 trường hợp UTP, từ 1974 đến 1978 có 186 trường hợp, từ 1981 đến 1985 có 285 trường hợp, từ 1996 đến 2000 có 639 trường hợp, chiếm 16,6% tổng số các bệnh nhân điều trị, đứng hàng thứ hai sau bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Trong đó L-xê-mi kinh dòng bạch cầu hạt (CML) là một bệnh ác tính của hệ tạo máu, đặc trưng bởi sự tăng sinh các tế bào dòng bạch cầu hạt biệt hóa,hậu quả là số l ợng bạch cầu tăng cao ở máu ngoại vi với đủ các tu i của dòng bạch cầu hạt. Tiến trình tự nhiên của bệnh CMLchia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn mạn tính – Giai đoạn tăng tốc- Giai đoạn chuyển l -xê-mi cấp.

Với mong muốn làm sáng tỏ những biến đổi di truyền trong bộ gen tế bào ung thư gây nên tình trạng kháng thuốc, và là cơ sở cho các bác sỹ lâm sàng có được các phác đồ điều trị phù hợp. Nhóm nghiên cứu do TS.BS Trần Huy Thịnh, Trường Đại học Y Hà Nội đứng đầu đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu những biến đổi trong bộ gen tế bào ung thưư phổi và lơ-xê-mi kinh dòng hạt kháng thưuốc điều trị đích” với những mục tiêu sau: Xác định đột biến kháng thuốc thứ phát trên gen EGFR, mức độ khuếch đại gen MET, mức độ tăng cường biểu hiện gen AXL ở bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ kháng thuốc ức chế tyrosine-kinase. Đánh giá mức độ tăng cường biểu hiện và xác định một số đột biến trên gen BCR-ABL ở bệnh nhân Lơ-xê-mi kinh dòng bạch cầu hạt kháng thuốc điều trị đích. Chế tạo thử nghiệm 04 bộ kit chẩn đoán nhanh đột biến kháng thuốc trên gen EGFR và gen BCR-ABL, xác định sự khuếch đại gen MET ở bệnh nhân ung thư phổi và sự tăng cường biểu hiện gen BCR-ABL ở bệnh nhân lơ-xê-mi kinh dòng hạt kháng thuốc điều trị đích. Từ 1/2014 – 9/2014 đã có tổng cộng 50 bệnh nhân từ Bệnh viện Bạch Mai,  đáp ứng đủ các tiêu chuẩn chọn mẫu, được làm xét nghiệm tìm đột biến  kháng thuốc  gen EGFR, khu chú đại gen MET, tăng cường biểu hiện gen AXL. Các kết quả thu được như sau:

– Xác định đột biến gen kháng thuốc ở bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ: Đã phát hiện được 20/50 (40%) bệnh nhân có đột biến kháng thuốc T790M exon 20. Trong đó 9 trường hợp xác định được đột biến T790M bằng cả 2 kỹ thuật giải trình tự gen và Scorpions ARMS và 11 trường hợp chỉ phát hiện được đột biến bằng kỹ thuật Scorpions ARMS. Không phát hiện được bệnh nhân nào có đột biến kháng thưuốc L747S và D761Y (exon 19), T854A (exon 21).

– Phát hiện được 6/50 (12%) bệnh nhân có khu ch đại gen MET, bằng kỹ thưuật FISH và realtime PCR, trong đó phát hiện đ ợc 1 trường hợp có cả 2 loại đột bi n kháng thưuốc gen EGFR và sự khu  ch đại gen MET. Chưa phát hiện được bệnh nhân nào có tăng cờng biểu hiện gen AXL.

– Xác định được đột biến gen kháng thuốc ở bệnh nhân lơ-xê-mi kinh dòng hạt:

– So sánh sự tăng cường biểu hiện gen BCR-ABL giữa nhóm đối chứng và nhóm bệnh nhân kháng thuốc điều trị đích cho thấy ở nhóm bệnh nhân kháng thuốc có sự tăng cường biểu hiện gen BCR-ABL.

– Phát hiện được 17/50 (34%) bệnh nhân CML kháng thuốc TKI phát hiện có đột biên gen BCR-ABL bằng kỹ thuật giải trình tự gen thế hệ mới.

– Xây dựng được quy trình chế tạo 04 bộ kit chẩn đoán đột biến kháng thuốc ở bệnh nhân ung thư phổi và lơ-xê-mi kinh dòng hạt.

– Bước đầu đã xây dựng thành công 04 bộ kit chẩn đoán đột biến kháng thuốc ở bệnh nhân ung thư phổi và lơ-xê-mi kinh dòng hạt (T790M gen EGFR, khu chú đại gen MET đối với ung thư phổi; T315I gen BCR-ABL, khu chú đại gen BCR-ABL ở bệnh nhân lơ-xê-mi kinh dòng hạt) với độ nhạy: ≥ 102 copy/mL với độ đặc hiệu 95- 100%.

Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài (Mã số 12591-2016) tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.

P.T.T.(NASATI)