Chùm hoa cây trưởng thành tại Đồng Văn – Hà Giang

Ở nước ta, đã có nhiều loại c y cung cấp nguyên liệu cho sản xuất dược liệu đã và đang được nghiên cứu một cách toàn diện từ ph n bố tự nhiên, đặc điểm sinh vật học, sinh thái học đến kỹ thuật g y trồng và chế biến sản phẩm. Các loài c y này đang có đóng góp thu nhập đáng kể cho người d n địa phương và cho ngành sản xuất l m nghiệp. Bên cạnh nhiều loài c y gỗ đa tác dụng trong đó có giá trị dược liệu như Đại hồi (IlIicium verum), Táo mèo (Docynia indica), các loài như c y dưới tán rừng như Thảo quả (Amomum costatum Benth), San nh n (Amomum xanthioides), Ba kích tím (Morinda officinalis How),… Các hoạt động này đã góp phần quan trọng cho bảo tồn và phát triển các loài c y dược liệu quý, cải thiện sinh kế của người d n vùng núi sống phụ thuộc vào rừng. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều loài c y có giá trị dược liệu trong đó có loài Hoàng liên ô rô (Morinda officinalis DC) mặc dù được coi là quý, có giá trị cao về dược liệu, nhưng lại chưa được quan t m nghiên cứu để bảo tồn và phát triển.

Ở nước ta chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện về loài Hoàng liên ô rô. Hàng loạt câu hỏi đặt ra như: Đặc điểm sinh thái và hiện trạng phân bố của hoàng liên ô rô ra sao? Sinh trưởng và hàm lượng berberin trong thân cây hoàng liên ô rô như thế nào? Kỹ thuật nhân giống, gây trồng loài cây này ra sao? Xuất phát từ thực tiễn như thế, Cơ quan chủ trì đề tài Trường Đại học Lâm Nghiệp đã phối hợp cùng Chủ nhiệm đề tài GS.TS Bùi Thế Đồi thực hiện đề tài “Nghiên cứu phát triển cây Hlor (mahonia nepalensis dc.) dưới tán rừng ở Tây Nguyên, Tây Bắc và Đông Bắc” với mục tiêu bổ sung cơ cấu cây trồng rừng cung cấp dược liệu có triển vọng, góp phần nâng cao giá trị của rừng, phục vụ bảo tồn và phát triển lâm sản ngoài gỗ.

 

Sau thời gian nghiên cứu, đề tài đã thu được những kết quả như sau:

  • Hoàng liên ô rô (HLOR) (Mahonia nepalensis DC) và các loài thuộc chi Mahonia được sử dụng trồng làm cảnh vì loài này có hoa đẹp (Bắc Mỹ, Trung Quốc,…) và ở các nước như Nepal, Ấn Độ, Việt Nam,… HLOR được dùng làm thuốc chữa một số bệnh như lỵ, đi ngoài.
  • HLOR là loài cây bụi hoặc gỗ nhỏ; cao 2-5m; đường kính thân cây 2-7cm; vỏ thân màu xám, nứt dọc rõ, thân khi cắt ngang có màu vàng tươi, nếm có vị chát, đắng. Lá kép lông chim một lần lẻ, có từ 5-12 đôi lá chét mọc đối; Chùy hoa ở ngọn; hoa màu vàng nhạt; quả thịt màu xanh lơ, hình cầu, cỡ 0,6cm, chứa 3-5 hạt. Quả chín có màu xám đen. Mùa ra hoa: tháng 10-12; quả chín tháng 2-3 năm sau, có thể kéo dài sang tháng
  • HLOR thích hợp khu vực mát mẻ, nhiệt độ trung bình năm từ 17-220C. Xuất hiện ở vùng núi đá, núi đất nhiều đá lẫn (phía Bắc) và trên đất mùn trên núi cao alisols (ở Tây Nguyên), nơi có độ cao trên 1200-2100m. HLOR tái sinh tự nhiên kém, sinh trưởng rất chậm.
  • Ba (03) xuất xứ Lâm Đồng, Hà Giang và Sơn La có triển vọng nhất. Trong đó xuất xứ Lâm Đồng và Hà Giang đều cho kết quả tốt ở cả ba khu vực nghiên cứu về sinh trưởng và hàm lượng berberin; xuất xứ Sơn La có khả năng sinh trưởng khá tốt ở Tây Bắc nhưng các vùng khác thì kém hơn.
  • Hàm lượng berberin trong thân cao hơn nhiều so với ở lá cây. Hàm lượng berberin trong thân đạt cao nhất là 1,67% với xuất xứ Lâm Đồng, tiếp đến Hà
  • Hạt HLOR có tỷ lệ nảy mầm từ 74-84% sau 14 ngày gieo sau khi thu hái và qua xử lý bằng cách: Ngâm hạt trong nước ấm 450C trong 12 giờ, sau đó vớt hạt ra, để khô nước và gieo hạt
  • Cây con ở vườn ươm sau 12 tháng phù hợp với thành phần ruột bầu CT2 (89% đất + 10% phân chuồng hoai + 1% NPK 16:16:8) và che sáng 50%. Cây con từ 9-12 tháng tuổi, có chiều cao 15cm trở lên là có thể đem trồng dưới tán rừng.
  • Nhân giống HLOR bằng hom với loại thuốc kích thích NAA nồng độ 1% và IAA 1% cho kết quả giâm hom tốt.
  • HLOR được trồng dưới tán rừng ở những nơi có độ tàn che 0,3-0,5, tốt nhất là độ tàn che 0,5 tùy, không nên trồng ở nơi trống trải và những nơi có nhiệt độ cao, mùa hè nóng. Nên bón lót từ 100-150g/hố loại phân hỗn hợp giữa phân chuồng hoai và phân NPK 16:16:8 cho HLOR trước khi trồng.
  • Cây HLOR là cây bụi, hoặc gỗ nhỏ nhưng có hoa chùm màu vàng rất đẹp. Ngoài tác dụng cung cấp nguyên liệu cho sản xuất berberin, loài cây này nên được nghiên cứu trồng làm cảnh ở những khu vực đô thị hoặc công viên ở những vùng có khí hậu mát mẻ như Sapa, Đà Lạt, Mộc Châu,…

Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 13948/2016) tại Cục Thông tin KHCNQG.

Đ.T.V (NASATI)