Lưu vực sông Cầu là một trong những lƣu vực sông lớn và tập trung đông dân cư sinh sống ở khu vực phía Bắc. Sông Cầu dài 288,5 km bắt nguồn từ huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn chảy qua các tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương và đổ vào sông Thái Bình ở thị xã Phả Lại tỉnh Hải Dương. Các khu vực sông Cầu chảy qua là những khu vực tập trung rất nhiều các hoạt động sản xuất công nghiệp như: khai khoáng, luyện kim, mạ điện, sản xuất nhựa, sản xuất chất tẩy rửa… Đây là nguyên nhân chính dẫn đến việc phát sinh các kim loại như Cu, Pb, Zn, Cd và Cr vào môi trường dẫn đến tình trạng ô nhiễm kim loại nặng đang ở mức báo động. Trước tình hình đó Chính phủ đã cho thành lập Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực sông Cầu vào tháng 1 năm 2008 để có những giải pháp đồng bộ quản lý và giảm thiểu ô nhiễm trên lưu vực sông Cầu.
Loài động vật không xương sống cỡ lớn có vai trò làm sạch môi trường, có giá trị kinh tế và giá trị dinh dưỡng cao song chúng có khả năng đặc biệt trong việc tích tụ những chất gây ô nhiễm nhất định trong mô của chúng vì những đặc tính vốn có như: lấy thức ăn theo kiểu lọc nước, có khả năng tích lũy một hàm lượng lớn các kim loại nặng mà không bị ngộ độc, có lối sống tĩnh tại, di chuyển chậm để đảm bảo rằng chất ô nhiễm mà nó tích tụ có liên quan đến khu vực nghiên cứu, có kích thước phù hợp dễ cung cấp những mô đủ lớn cho việc phân tích… Mặt khác, vì sự tích lũy kim loại nặng trong cơ thể chúng với hàm lượng cao hơn nhiều lần so với môi trường bên ngoài nơi chúng sinh sống nên những loài này tượng trưng cho ô nhiễm của khu vực nghiên cứu.
Ở Việt Nam nghiên cứu kim loại nặng trong trầm tích và trong động vật đáy, cũng như việc xác định mối quan hệ giữa chúng chưa được quan tâm nhiều. Vì vậy Cơ quan chủ trì Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cùng phối hợp với Chủ nhiệm đề tài TS. Bùi Thị Thư thực hiện “Nghiên cứu sử dụng quần xã động vật đáy không xương sống cỡ lớn để đánh giá mức độ ô nhiễm trầm tích sông Cầu thuộc hệ thống sông Thái Bình” với mục tiêu: Đánh giá được mức độ ô nhiễm một số kim loại nặng (Hg, Pb, Cd, Zn, Cu, Fe…) trong trầm tích sông Cầu bằng quần xã động vật đáy không xương sống cỡ lớn; Xây dựng được hướng dẫn sử dụng động vật đáy không xương sống cỡ lớn để đánh giá mức độ ô nhiễm trầm tích sông.
Sau quá trình thực hiện đề tài, các kết quả đã thu được như sau:
Quan trắc và phân tích xác định được hàm lượng các thông số trong môi trường nước sông Cầu tại 37 điểm quan trắc qua các tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hải Dương trong khoảng thời gian từ tháng 3 năm 2018 đến tháng 12 năm 2019. Kết quả cho thầy hầu hết các thông số đều đạt giới hạn cho phép mức B1 của QCVN 08-MT :2015/BTNMT. Một số thông số COD, BOD5, TSS, NO2 -, PO4 3-, Pb, Cd, Fe tại một số vị trí thuộc tỉnh Thái Nguyên, Bắc Ninh vượt giới hạn cho phép của QCVN 08-MT:2015/BTNMT.
Đã quan trắc và xác định được các kim loại Hg, Cu, Pb, Zn, Cd, Cr và Fe trong trầm tích sông Cầu Kết quả xác định hàm lượng kim loại nặng trong trầm tích dao động từ 17,333 – 66,601 mgCu/kg trầm tích khô; 21,208 – 196,470 mgPb/kg trầm tích khô; 40,876 – 365,777 mgZn/kg trầm tích khô; 29,357 – 120,046 mgCr/kg trầm tích khô. Tại các vị trí quan trắc hàm lượng Cu và Cd không vượt giới hạn cho phép của QCVN 43 :2017/BTNMT; Các vị trí thuộc tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh có hàm lượng Pb vượt giới hạn của QCVN 43:2017/BTNMT; Các vị trí thuộc tỉnh Thái Nguyên có hàm lượng Zn vượt giới hạn cho phép của QCVN 43 :2017/BTNMT; Một số vị trí thuộc các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang và Bắc Ninh có hàm lượng Cr vượt giới hạn cho phép của QCVN 43 :2017/BTNMT. Đa số các vị trí hàm lượng các kim loại nặng trong trầm tích sông Cầu nằm trong khoảng TEC – PEC khi so sánh với tiêu chuẩn US – EPA của Mỹ. Điều này tương đối phù hợp khi đánh giá bằng chỉ số tích lũy địa chất Igeo.
Quan trắc và xác định được quần xã động vật đáy không xương sống cỡ lớn gồm 49 loài thuộc 19 họ, 9 bộ và 4 lớp trong trầm tích sông Cầu, trong đó: Thân mền chân bụng có số lượng phong phú nhất (21/49 loài), tiếp đến là Thân mềm hai mảnh vỏ lớn (16/49 loài), tiếp đến là Giáp xác (9/49 loài), cuối cùng là Giun ít tơ (3/49 loài). Phân tích cấu trúc thành phần loài ở KVNC cũng cho thấy tỷ lệ số loài/số giống là 1,63; số loài/số họ là 2,58.
Đã xác định hàm lượng kim loại trong giống hến (Corbicula sp.) sông Cầu, cho thấy hàm lượng các kim loại giảm dần theo chiều Zn > Cu > Pb > Cr > Cd. Hàm lượng trung bình Zn trong hến là 52,932 mg/kg hến khô tương đương với 24 6,875mg/kg hến tươi; Hàm lượng trung bình Cu trong hến là 19,343 mg/kg hến khô tƣơng đương với 2,504mg/kg hến tươi; Hàm lượng trung bình Pb trong hến là 18,496 mg/kg hến khô tương đương với 2,375mg/kg hến tươi; Hàm lượng trung bình Cr trong hến là 7,549 mg/kg hến khô tương đương với 0,971 mg/kg hến tươi; Hàm lượng trung bình Cd trong hến là 4,536 mg/kg hến khô tương đương với 0,594mg/kg hến tươi; Đa số tại các vị trí quan trắc, hàm lượng Pb trong hến vượt quá giới hạn cho phếp của QCVN 8-2 :2011/BYT; 10/37 vị trí quan trắc, hàm lƣợng Cr vượt quá giới hạn cho phép của tiêu chuẩn Hồng Kông ;
Hàm lượng kim loại trong giống trùng trục (Lanceolaria sp.) sông Cầu dao động từ 6,874 – 41,252 mg/kg sinh vật khô tương đương 0,897 – 5,408 mg/kg sinh vật tươi; Hàm lượng kim loại trong loài ốc (Sinotaia aeruginosa) sông Cầu dao động từ 0,768 – 64,343 mg/kg sinh vật khô tương đương 0,099 – 7,343 mg/kg sinh vật tươi. Hàm lượng kim loại trong loài ốc, trùng trục nhỏ hơn so với trong hến.
Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 18436/2021) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.
Đ.T.V (NASATI) vista.gov.vn