Hình ảnh nhuộm Giemsa và đọc kết quả tạo cụm CFU-F

Chấn thương cột sống (CTCS) là những thương tổn của xương, dây chằng, đĩa đệm cột sống gây nên tình trạng tổn thương thần kinh tạm thời hoặc vĩnh viễn cho bệnh nhân. Tại Mỹ, hàng năm có khoảng 40 ca CTCS mới trên một triệu dân, tương đương với khoảng 12.000 ca/ năm, trong đó nam giới chiếm đa số với tỷ lệ khoảng 77% và ở tuổi trung bình từ 28,7 đến 39,5 tuổi; nguyên nhân chính là tai nạn giao thông và ngã từ trên cao; tổn thương đụng dập tủy chiếm 70% [1]. Tại Việt Nam, CTCS gặp chủ yếu do tai nạn lao động và tai nạn giao thông với độ tuổi bệnh nhân từ 35-40 có thể chiếm đến 80%, đây là lực lượng lao động chính của xã hội.

Nghiên cứu ứng dụng tế bào gốc, cụ thể là TBGTM tủy xương tự thân phối hợp điều trị CTCS có liệt tủy hoàn toàn là một vấn đề cấp thiết và có tính khả thi, nếu đạt được sự thành công nhất định sẽ có tầm ảnh hưởng rộng, đem lại lợi ích thiết thực cho x  hội, đem lại hy vọng cho BN và gia đình. Nghiên cứu mở ra một hướng mới với hy vọng mới cho BN. Các nghiên cứu thực nghiệm cũng như lâm sàng trên thế giới đều cho thấy sự an toàn cũng như giá trị nhất định trong việc phục hồi liệt vận động, cảm giác, chức năng cơ thắt cho BN. Tuy nhiên, đây là một vấn đề còn mới, ở miền Bắc Việt Nam ch có một vài trung tâm có thể triển khai nghiên cứu, chưa có một quy trình mang tính chất tương đối hoàn thiện về phân lập tế bào gốc tủy xương cũng như sử dụng trên lâm sàng.

Xuất phát từ những yêu cầu đó, Cơ quan chủ trì đề tài Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức   đ phối hợp cùng Chủ nhiệm đề tài TS. Nguyễn Lê Bảo Tiến để thực hiện đề tài “Nghiên cứu sử dụng tế bào gốc tự thân trong điều trị chấn thương cột sống tổn thương tủy hoàn toàn” với mục tiêu: Xây dựng quy trình phân lập, bảo quản tế bào gốc tủy xương tự thân; Xây dựng quy trình sử dụng tế bào gốc tủy xương tự thân điều trị CTCS có liệt tủy hoàn toàn.

Sau thời gian nghiên cứu, đề tài đã thu được những kết quả như sau:

  • Xây dựng quy trình phân lập, xử lý, bảo quản, vận chuyển và đánh giá chất lượng tế bào gốc tự thân để điều trị chấn thương cột sống có tổn thương tủy hoàn toàn
  • Thể tích khối tế bào gốc thu nhận: 7 ml

 

  • Hiệu quả bóc tách: sau bóc tách, sản phẩm khối TBG chứa nhóm tế bào có nhân, tế bào đơn nhân và t lệ tế bào CD34+ sống tăng lên đáng kể so với ban đầu (p<0.01). Trong khi đó, nhóm tế bào hồng cầu, HST, bạch cầu hạt được loại bỏ đáng kể. Tuy nhiên, số lượng tiểu cầu còn lại khá lớn.
  • Số lượng TB CD34+: T lệ tế bào CD34+ thu được 2.38 ± 0.92%, nồng độ tế bào CD34+ thu được 1.71 ± 0.510×106 TB/1ml. Số lượng tế bào này giảm theo tuổi nhưng không đáng kể.
  • Kết quả nuôi cấy tế bào cụm CFU-F: Số lượng tế bào cụm thu được sau nuôi cấy trung bình 11.54 ± 9.22 cụm.
  • 100% mẫu tế bào gốc bóc tách âm tính với kết quả kiểm
  • 100% các mẫu kiểm tra đều chứa tế bào gốc tạo máu và tế bào gốc trung mô sau bóc tách đủ điều kiện cho việc ứng dụng.

Xây dựng quy trình sử dụng tế bào gốc tự thân trong điều trị chấn thương cột sống có tổn thương tủy hoàn toàn:

Qua nghiên cứu 42 bệnh nhân chấn thương cột sống liệt tủy hoàn toàn. 21 bệnh nhân chấn thương cột sống cổ, 21 bệnh nhân chấn thương cột sống ngực-thắt lưng. tiến hành phẫu thuật cố định cột sống giải ép và ghép TBG nguồn gốc tủy xương.

Hiệu quả về khoa học và công nghệ

  • Đề án bước đầu đánh giá được tính an toàn và hiệu quả của việc ứng dụng ghép TBG tủy xương tự thân trong điều trị chấn thương cột sống liệt tủy hoàn toàn. Đây là tiền đề cho các nghiên cứu trong tương lai trong việc ứng dụng TBG tự thân trong điều trị các bệnh khác.

Hiệu quả về kinh tế xã hội

  • Đề án giúp nâng cao chất lượng của sống của bệnh nhân chấn thương cột sống, cải thiện được chức năng của bệnh nhân liệt tủy và phần nào giải phóng sức lao động cho người thân trong gia đình.
  • Đề án hạn chế được những biến chứng kèm theo sau chấn thương cột sống liệt tủy như loét tỳ đè, viêm tiết niệu…. giảm được chi phí điều trị và chăm sóc cho người bệnh.

Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 13931/2017) tại Cục Thông tin KHCNQG.

Đ.T.V (NASATI)