Vi rút CGC độc lực cao H5N1 dòng GS/GD/96 xâm nhập vào Việt Nam cuối năm 2003. Sau gần 15 năm xuất hiện tại Việt Nam, các virus CGC này vẫn là tác nhân nguy hiểm đối với đàn gia cầm, các ổ dịch vẫn thường xuyên tái phát hàng năm (Cục Thú y, 2017).
Sự dễ biến đổi gen đã giúp vi rút cúm tiến hóa rất đa dạng. Các nghiên cứu trước đây đã xác định được vi rút cúm H5N1 dòng GS/GD/96 đã tiến hóa thành 10 clade khác biệt về di truyền (0-9) và rất nhiều các subclade khác (WHO/OIE/FAO, 2008). Trong hơn một thập kỷ qua, các vi rút H5N1 độc lưc cao ở Việt Nam đã được phân loại theo định nghĩa của WHO/OIE/FAO (Davis và cs.,2010; Dung Nguyen và cs.,2008; Nguyen và cs.,2012; Wan và cs.,2008). Năm 2003, Virus H5N1 clade 1 lúc đầu xuất hiện ở các tỉnh phía Bắc, Việt Nam, sau đó lây lan vào các tỉnh phía Nam. Cùng thời gian này, các vi rút H5N1 clade 1 cũng xuất hiện ở Campuchia và Thái Lan, trở thành dịch và gây nhiều ca tử vong trên người. Từ năm 2005-2007, các virus H5N1 clade
2.3.2 và 2.3.4 nổi lên ở các tỉnh miền Bắc thay thế clade 1. Từ năm 2008-2009, các virus H5N1 clade 1.1 tiến hóa từ clade 1 đã chiếm ưu thế ở các tỉnh phía Nam và không còn phát hiện ở Việt Nam sau tháng 4/2014. Từ 2008-2009, các virus H5N1 clade 2.3.4 trở thành chủng virus phổ biến ở các tỉnh phía Bắc và lây lan vào các tỉnh miền Trung mặc dù các vi rút clade 1.1 cũng xuất hiện rải rác trong cùng thời gian này. Từ năm 2009-2010, các vi rút H5N1 clade 2.3.2.1 đã xuất hiện trở lại thông qua hoạt đông buôn bán gia cầm hoặc do chim di trú. Các virus clade 2.3.2.1 tiếp tục biến đổi và trở thành các clade phụ khác là 2.3.2.1a xuất hiện từ đầu 2009 đến 2012 ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung, clade 2.3.2.1b ở các tỉnh miền Bắc năm 2010 và clade 2.3.2.1c xuất hiện từ tháng 6/2012 ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung (Creanga và cs, 2013). Clade 2.3.2.1c sau đó lây lan trên cả nước và vẫn tiếp tục lưu hành cho đến nay.
Khả năng tái kết hợp gen của các virus cúm cùng subtype hay khác subtype đã tạo ra nhiều virus cúm tái tổ hợp mới có kiểu gen khác nhau. Đối với vi rút cúm H5N1 dòng GS/GD/96, phần lớn các virus tái kết hợp mới vẫn giữ nguyên gen H5 dòng GS/GD/96 và N1 (Chen và cs 2006). Tuy nhiên, kể từ năm 2008, nhiều virus CGC độc lực cao
mang gen HA H5 clade 2.3.4 dòng GS/GD và NA không phải là N1 đã xuất hiện bao gồm H5N2, H5N5 và H5N8 và sau đó tiến hóa thành clade 2.3.4.4 (Zhao và cs, 2012a; Zhao và cs, 2012b; Kim và cs, 2014). Đây là những vi rút đã trải qua sự tái tổ hợp gen, cụ thể các vi rút cúm độc lực cao H5N2 thu thập ở các trang trại của tỉnh Hubei và Shandong, Trung Quốc có nguồn gốc gen HA và M từ vi rút H5N1 và các gen còn lại từ vi rút H9N2 (Xu và cs, 2015), các vi rút cúm độc lực cao H5N5 và H5N8 ở phía đông Trung quốc có nguồn gốc gen HA, M, PB2, PA, NS từ các vi rút H5N1 còn các gen PB1, NP và NA không phải từ vi rút H5N1 (Zhao và cs, 2013). Kể từ năm 2012- 2015, rất nhiều vi rút H5N6 đã xuất hiện do sự tái tổ hợp các gen HA vi rút H5 dòng GS/GD/96 clade 2.3.4.4, với NA từ các vi rút H6N6, các gen nội từ các vi rút H5N1 clade 2.3.2.1 hoặc H9N2 (Jiao và cs, 2016; Qi và cs, 2013; Bi và cs, 2015). Từ năm 2014 đến nay, các virus CGC độc lực cao H5N6 cũng cuất hiện ở Việt Nam, gây nên các ổ dịch ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung (Nguyen Dang Tho, 2016). Từ các tài liệu tham khảo và kết quả nghiên cứu của chúng tôi, có thể coi virus H5N6 là một biến chủng của virus H5N1, được tạo ra nhờ quá trình tái tổ hợp bắt chéo hoặc trộn lẫn các gene (antigenic shift). Virus có nguồn gốc gen HA thuộc về clade 2.3.4.4 và đã gây ra nhiều ổ dịch trên gia cầm ở miền Bắc và miền Trung.
Tóm lại, sự xuất hiện các biến chủng mới của virus CGC độc lực cao trong những năm gần đây không chỉ do sự biến đổi gen mà còn do sự thay đổi gen hay còn gọi là sự tái kết hợp gen giữa vi rút A/H5N1 với các vi rút cúm subtype khác tạo ra các biến chủng vi rút cúm mới nhưng vẫn mang gen H5 thuộc dòng vi rút cúm H5N1 GS/GD/96. Trước thực tế đó, đề tài “Nghiên cứu sự phân bố các biến chủng (clade) mới của vi rút cúm A/H5N1 trên đàn gia cầm ở Việt Nam làm cơ sở cho việc phòng chống dịch bệnh đạt hiệu quả cao” được Bộ Khoa học và Công nghệ giao cho Cơ quan chủ trì đề tài cùng phối hợp với Chủ nhiệm đề tài PGS.TS. Tô Long Thành thực hiện.
Sau thời gian nghiên cứu, đề tài đã thu lại được những kết quả như sau:
- Virus CGC lưu hành tại 9 tỉnh nghiên cứu thuôc 3 miền của Việt Nam. Tỷ lệ mang trùng virus cúm A trên gia cầm khỏe mạnh là tương đối cao trong đó các virus cúm A có subtype H5 thể độc lực cao cũng được phát hiện. Do đó việc giám sát thường xuyên virus cúm gia cầm là hết sức cần thiết để cảnh báo sớm cho công tác phòng chống dịch, bên cạnh đó các biện pháp kiểm dịch cũng cần được tăng cường để ngăn chăn virus cúm gia cầm lây
- Trong giai đoạn 2015-2018, bên cạnh sự lưu hành của các virus cúm H5N1 clade 2.3.2.1c, các virus cúm H5N6 clade 2.3.4.4 mang nhiều đoạn gen ít nhất 6/8 gen) của virus H5N1 như HA, PB1, PB, NS, NP, M đã được xác định là các biến chủng của virus H5N1. Các biến chủng này được hình thành do sự hoán đổi gen giữa các virus cúm độc lực cao H5N1 và các virus cúm độc lực thấp thuộc các subtype H6N6,
- Các biến chủng cúm gia cầm độc lực cao H5N6 clade 2.3.4.4 mới ở Việt Nam được chia thành 2 dòng chính là Sichuan thuộc clade 2.3.4.4a (đề xuất) và Jiangxi thuộc clade 2.3.4.4b (đề xuất). Các virus clade 2.3.4.4a này gen có nguồn gốc từ virus H5N1 và gen NA từ virus H6N6. Các virus clade 2.3.4.4b cũng có nguồn gốc gen tương tự nhưng phần lớn các virus có thêm gen PB2 từ virus
- Các biến chủng cúm H5 clade 2.3.2.1c được xác định tiếp tục lưu hành trên cả nước trong giai đoạn 2015-2018. Tuy nhiên các biến chủng cúm H5 clade 2.3.4.4a và 2.3.4.4b chỉ phát hiện ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung. Virus CGC lưu hành ở Việt
Nam gồm subclade 2.3.4.4 phân bố chủ yếu ở. Điều này chứng tỏ các virus clade
2.3.4.4 vẫn có tính đặc hữu vùng miền hơn so với các virus cúm H5 2.3.2.1c.
- Cả nhóm virus clade 2.3.4.4a và b đều có quan hệ kháng nguyên gần nhau. Tuy nhiên, một số virus H5N6 thuộc cả 2 subclade 2.3.4.4a và b có nhiều đột biến hơn tại những vị trí liên quan đến kháng nguyên trên HA. Điều này làm cho các biến chủng virus H5N6 mới có thể thay đổi về độc lực, tính kháng nguyên, và phổ vật chủ.
- Các virus H5N6 clade 2.3.4.4( a và b) và H5N1 clade 2.3.2.1c có nhiều sự khác biệt về phân tử HA và giữa 2 nhóm virus này có khoảng cách kháng nguyên lên tới 6 log2 HI. Do đó việc sử dụng cùng một loại vắc xin cúm gia cầm ở những nơi có 2 clade virus cúm trên cùng xuất hiện sẽ không đạt hiệu quả
- Virus cúm gia cầm H5N1 clade 2.3.2.1c và H5N6 clade 2.3.4.4 (a và b) trong nghiên cứu này đều thuộc thể độc lực cao. Tuy nhiên thời gian gây chết của các virus H5N6 clade 2.3.4.4 (a và b) kéo dài hơn so với thời gian gây chết của các virus H5N1 clade 2.3.2.1c điều này có thể làm tăng thời gian mang trùng và giúp cho virus có thể âm thầm phát tán trong quần thể gia cầm
- Bệnh tích gà bị nhiễm virus CGC H5N1 clade 2.3.2.1c và biến chủng H5N6 clade 2.3.4.4a và 2.3.4.4b không có nhiều khác biệt với nhau, hầu hết gà nhiễm bệnh đều có những biểu hiện đặc trưng của bệnh cúm thường gặp. Các virus cúm đều gây nhiễm ở tất cả các mô trong các cơ quan nội tạng của gà. Tuy nhiên khí quản, tụy là những nơi có ít virus nhất, gan, lách, phổi, thận, tim, não là những nơi nhiều virus nhất. Sau khi nhiễm bệnh, gà thường có virus ở hầu họng nhiều hơn so với ổ nhớp. Những hiểu biết này rất có hữu ích cho việc lựa chọn mẫu bệnh phẩm xét nghiệm.
- Về bảo quản virus hay mẫu bệnh phẩm, nhiệt độ từ 4 độ C trở xuống là thích hợp cho việc bảo quản các chủng virus CGC A/H5N1 clade 2.3.2.1c và A/H5N6 clade 2.3.4.4 trong môi trường bảo quản ngoài thực địa trong vòng 7 ngày.
- Trong điều kiện phòng thí nghiệm, nhiệt độ từ -50 độ C trở xuống là thích hợp nhất cho việc bảo quản lưu giữ của các chủng virus CGC A/H5N1 clade 2.3.2.1c và A/H5N6clade 2.3.4.4 trong vòng 6 tháng. Để bảo quản lâu hơn, các virus cần được bảo quản ở nhiệt độ thấp hơn -80 độ
- Đối với các biến chủng virus mới, Vắc-xin Navet-vifluvac có khả năng bảo hộ lâm sàng 80%, vắc-xin Re-5 có khả năng bảo hộ lâm sàng 70% gà được tiêm phòng chống lại virus cường độc A/H5N6 clade 2.3.4.4 a và
- Cả 2 loại vắc-xin Navet-vifluvac đều có tác dụng bảo hộ lâm sang 100% vịt chống lại virus cúm H5N6 clade 2.3.4.4 a và b. Hai vắc-xin đều có tác dụng làm giảm rõ rệt lượng virus bài thải từ vịt nhiễm virus H5N6 clade 2.3.4.4a và
Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 15297/2018) tại Cục Thông tin KHCNQG.
Đ.T.V (NASATI)