Tự động hóa là thực hiện quá trình sản xuất mà trong đó các quá trình được thực hiện không có sự tham gia của con người. Tự động hóa quá trình sản xuất đã được ứng dụng từ rất lâu trên thế giới. Với sự phát triển của công nghệ điện tử, công nghê máy tình và công nghệ thông tin, công nghệ tự động hóa đã có bước tiến quan trọng. Quá trình tự động hóa không chỉ được thực hiện ở các máy riêng rẽ mà đã thực hiện tự động hóa cả quá trình sản xuất.

Trong những năm gần đây, trên thế giới đặc biệt là các nước phát triển, việc ứng dụng tự động hóa trong sản xuất, lắp ráp khá phổ biến nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Hệ thống sản xuất linh hoạt cùng đã được ứng dụng nhằm tự động hóa toàn bộ quá trình sản xuất từ các công đoạn như: thiết kế chi tiết; thiết kế quy trình công nghệ; điều khiển quá trình sản xuất, lắp ráp và kiểm tra chất lượng sản phẩm để được thực hiện một các tự động. ây là hình thức tự động hóa hiện đại nhất có hiệu quả kinh tế lớn.

Các công ty sản xuất và sử dụng l xo rất có nhu cầu sử dụng thiết bị có thể giảm thời gian công đoạn kiểm tra chiều dài lò xo, giảm lao động bằng sức người, nhưng vẫn đảm bảo được độ chính xác về chất lượng sản phẩm. Để kiểm tra chiều dài l xo, đội ngũ kỹ thuật viên của Công ty đã đưa ra một vài giải pháp như sử dụng 1 board mạch gồm các công tắc hành trình mắc nối tiếp các tiếp điểm thường hở vào một bóng đèn, board mạch được gắn vào 1 bản mã. Dùng một lò xo mẫu làm chuẩn để kiểm tra các lò xo còn lại. Nếu tất cả l xo được kiểm tra đều tác động vào công tắc hành trình làm đèn sáng thì l xo đạt yêu cầu, nếu đèn không sáng thì l xo có sai lệch về chiều dài. Tuy nhiên phương án này có một số hạn chế: tốn nhiều thời gian cho công đoạn gá đặt lò xo vào bản mã; phát hiện lò xo bị lỗi bằng mắt thường nên dễ xảy ra sai sót; không kiểm soát được số lượng l xo đạt yêu cầu.

Xuất phát từ thực tiễn trên, Cơ quan chủ trì Trường đại học Công nghiệp Việt – Hung cùng phối hợp với Chủ nhiệm đề tài TS. Nguyễn Công Thuật thực hiện Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo thiết bị tự động phân loại và kiểm đếm lò xo theo chiều dài” với mục tiêu: Làm chủ công nghệ, chế tạo thành công thiết bị tự động phân loại và kiểm đếm lò xo theo chiều dài; Chủ động sản xuất thiết bị trong nước, góp phần hạn chế và thay thế sản phẩm nhập ngoại.

Ngành tự động hóa ở Việt Nam đã được chú trọng và phát triển trong những năm gần đây. Lĩnh vực tự động hóa bắt đầu đi vào cuộc sống, đặc biệt là trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp như điều khiển các nhà máy thủy điện; nhiệt điện; các nhà máy chế biến lọc dầu; các nhà máy hóa chất. Tự động hóa còn được áp dụng trong hầu hết các dây chuyền sản xuất trong công nghiệp nhẹ; công nghiệp tàu thủy; công nghiệp chế tạo lắp ráp ô tô; xe máy; khai thác khoáng sản và luyện kim; chế tạo máy; lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng… Nhiều máy tự động đã được thiết kế, chế tạo và tích hợp ở trong nước. Ví dụ như nhà máy sản xuất bia, nhà máy chế biến sữa, Tại đó, các dây chuyền đóng gói tự động đạt chất lượng rất cao. Trong các lĩnh vực chế biến hàng nông sản và hàng thực phẩm, tự động hóa cũng được ứng dụng rất nhiều. Các doanh nghiệp cơ khí trong nước đã chế tạo thành công một số loại máy tự động đơn chiếc có hiệu quả kinh tế cao.

Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, ngày nay trong sản xuất nhu cầu nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm là rất quan trọng, vì vậy việc sử dụng các thiết bị tự động trong sản xuất là rất cần thiết. Việc nghiên cứu chế tạo các hệ thống tự động ở Việt Nam còn đang là lĩnh vực cần được phát triển. Chính phủ đã và đang có nhiều sự quan tâm giúp đỡ các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu tiếp cận vấn đề này. Việc nghiên cứu đã được đặt ra ở các trung tâm nghiên cứu, các trường đại học, hiệp hội tự động hoá…

Qua quá trình thực hiện, đề tài đã thu được những kết quả như sau:

– Nghiên cứu lý thuyết về đặc điểm của lò xo, các phương pháp kiểm đếm lò xo đó lựa chọn được phương pháp kiểm đếm và phân loại phù hợp;

– Tính toán, thiết kế, xây dựng hệ thống các bản vẽ kỹ thuật và chế tạo thiết bị kiểm đếm lò xo theo chiều dài;

– Lựa chọn mạch điều khiển, kết nối mạch công suất và lập điểu khiển máy hoạt động tốt ở các chế độ;

– Xây dựng quy trình vận hành và bảo dưỡng thiết bị. Chế tạo thành công thiết bị tự động phân loại và kiểm đếm lò xo theo chiều dài hoạt động tốt đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật đặt ra.

Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 17665/2020) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.

Đ.T.V (NASATI)