Thương mại di động đã phát triển nhanh trên toàn cầu, theo sau các sáng kiến khai thác tính năng của điện thoại di động vào mục đích thông tin, quảng cáo, mua sắm, thanh toán và cung cấp chứng từ. Sự bùng nổ của thương mại di động trước hết do số lượng thiết bị di động được tiêu thụ trên toàn cầu tăng lên rất nhanh, do các sáng kiến khai thác thành công thiết bị di động vào việc mua sắm của các nhà triển khai tiên phong nhắm vào sở thích giản tiện của khách hàng. Con người ngày nay cần trao đổi nhiều hơn, di chuyển nhiều hơn và tìm cách giải quyết trực tiếp các công việc hay nhu cầu sinh hoạt ở mọi lúc mọi nơi chứ không cần chờ đợi. M-commerce cho phép con người có thể mua và bán các sản phẩm và dịch vụ mọi lúc, mọi nơi thông qua các thiết bị di động.
Trên thế giới, xu hướng phát triển sản phẩm phần mềm phục vụ phát triển thương mại di động đã có nhiều công ty nghiên cứu phát triển và tạo ra sản phẩm thương mại trên thị trường, như MobiCart, OpenCart, Shopgate, Shopify, v.v… Tại Việt Nam, việc phát triển thương mại di động hiện đang rất được quan tâm nghiên cứu đầu tư phát triển. Doanh nghiệp trong nước cũng đã bắt đầu phát triển hoạt động thương mại ứng dụng công nghệ di động như tra cứu thông tin, mua hàng, chuyển, nhận tiền ngân hàng, đặt chỗ taxi, cấp voucher, coupon, thẻ thành viên, chơi game hay kết nối cộng đồng.
Theo báo cáo thương mại điện tử trên nền tảng di động Việt Nam năm 2014, thương mại điện tử trên nền tảng di động tại Việt Nam đang trong giai đoạn đầu tiên phát triển với nhiều dấu hiệu rất tích cực. Với tiềm năng thị trường lớn, đây chắc chắn là xu hướng sẽ được các nhà đầu tư, nhà phát triển ứng dụng, doanh nghiệp trong và ngoài nước quan tâm, khai thác. Đây là cơ hội lớn cho các nhà phát triển ứng dụng cũng như các doanh nghiệp để mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng dịch vụ nhưng đồng thời cũng là áp lực với các đơn vị để theo kịp được xu thế quan trọng của thương mại điện tử. Để doanh nghiệp với chi phí đầu tư thấp mà vẫn có thể kinh doanh trực tuyến qua thương mại di động rất cần các nhà phát triển ứng dụng tạo ra các sản phẩm phục vụ phát triển thương mại di động, nhóm nghiên cứu do ông Nguyễn Đình Lượng, Viện Nghiên cứu Điện tử, Tin học, Tự động hoá đứng đầu đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu xây dựng phần mềm nền tảng phục vụ phát triển thương mại di động (Mobile Comerce) với mục tiêu xây dựng được phần mềm nền tảng phục vụ phát triển thương mại di động (Mobile Commerce)”.
Sau thời gian gần một năm nghiên cứu và pháp triển sản phẩm (từ tháng 1/2015 – 12/2015), đồng thời qua các nghiên cứu tổng quan về thương mại di động, tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về thương mại di động, xu hướng mua sắm, quy mô thị trường thương mại điện tử của một số nước trên thế giới và dự báo doanh số bán lẻ thương mại di động toàn cầu, nhóm nghiên cứu nhận thấy, quá trình phát triển thương mại điện tử trên nền tảng di động tại Việt Nam đang trong giai đoạn đầu tiên phát triển với nhiều dấu hiệu rất tích cực. Với tiềm năng thị trường lớn, đây chắc chắn là xu hướng sẽ được các nhà đầu tư, nhà phát triển ứng dụng, doanh nghiệp trong và ngoài nước quan tâm, khai thác và là cơ hội lớn cho các nhà phát triển ứng dụng cũng như các doanh nghiệp để mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng dịch vụ, theo kịp được xu thế quan trọng của thương mại điện tử.
Đề tài đã nghiên cứu sử dụng ngôn ngữ HTML5, CSS3, Laravel PHP Framework, Bootstrap Front-end framework, hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySql và công nghệ Responsive Web Design (RWD) để xây dựng phần mềm nền tảng.
Sản phẩm của đề tài gồm 01 phần mềm nền tảng phục vụ phát triển thương mại di động (Mobile Commerce). Phần mềm nền tảng cho phép các doanh nghiệp sử dụng phần mềm tạo gian hàng thương mại điện tử hoạt động tương thích trên các môi trường PC, Smartphone, Tablet và phần mềm nền tảng được cài đặt trên máy chủ. Thông qua trình duyệt Internet và môi trường mạng Internet người sử dụng đăng ký sử dụng phần mềm và xây dựng gian hàng. Các module chức năng của phần mềm nền tảng cho phép người sử dụng quản trị, xây dựng gian hàng thương mại điện tử, quản lý và cập nhật dữ liệu cho gian hàng phục vụ cho kinh doanh qua thương mại điện tử.
Đây là 2 phần mềm nền tảng, có thể tạo được gian hàng thương mại điện tử hoạt động tương thích trên các môi trường PC, Smartphone, Tablet. Doanh nghiệp có thể quản trị, cung cấp thông tin, sản phẩm và tiến hành kinh doanh trên gian hàng của mình. Sản phẩm của đề tài có thể phục vụ được doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến qua thương mại điện tử, thương mại điện tử trên nền di động.
Như vậy, đề tài đã hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu đề ra, đã tạo ra được sản phẩm đáp ứng được xu hướng công nghệ và có triển vọng ứng dụng trong thực tế, có thể phục vụ được doanh doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến qua thương mại điện tử, thương mại điện tử trên nền di động. Sản phẩm của đề tại đã được triển kahi thử nghiệm thực tế. Phần mềm nền tảng này đã tạo được gian hàng thương mại điện tử cho Công ty TNHH một thành viên thương mại và dịch vụ máy tính Huy Hoàng. Gian hàng thương mại điện tử có thể truy cập từ máy tính, điện thoại thông minh, máy tính bảng. Giao diện thể hiện phù hợp trên các thiết bị. Công ty Huy Hoàng đã có thể quản trị gian hàng, cung cấp thông tin, sản phẩm và tiến hành kinh doanh trên gian hàng của mình.
Theo tìm hiểu của nhóm thực hiện đề tài, sản phẩm của đề tài có triển vọng ứng dụng trong thực tế. Do đó, trong thời gian tới nhóm thực hiện đề tài sẽ phối hợp với các doanh nghiệp để có thể đưa sản phẩm ra thị trường, qua đó tiếp tục hoàn thiện, nâng cấp phiên bản sản phẩm nhằm đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của doanh nghiệp.
Nhóm thực hiện đề tài kính đề nghị Bộ Công thương, Viện NC Điện tử, Tin học, Tự động hóa tiếp tục hỗ trợ hướng phát triển tiếp theo của đề tài dưới hình thức dự án sản xuất thử nghiệm nhằm hỗ trợ thương mại hóa kết quả nghiên cứu, góp phần thúc đẩy phát triển thương mại điện tử, thương mại điện tử trên nền di dộng.
Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài (Mã số 12158-2016) tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
P.T.T (NASATI)