Sau khi khai trương nhà máy thương mại trực tiếp thu không khí đầu tiên trên thế giới (DAC) được thiết kế để khai thác CO2 từ không khí, công ty Climeworks của Thụy Sĩ hiện đang hợp tác với một nhà máy địa nhiệt ở Ai-xơ-len để xây dựng nhà máy điện khử cacbon đầu tiên trên thế giới.

Trong nhiều năm qua, một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã nghiên cứu phương thức mới để biến đổi CO2 thành khoáng vật rắn. Dự án này được gọi là CarbFix liên quan đến việc hạn chế CO2 hòa vào nước và sau đó bơm nó xuống sâu dưới lòng đất 700m. Dung dịch CO2 này tiếp xúc với đá bazan ở dưới đất, nhanh chóng hình thành khoáng vật cacbonat.

Trước phát hiện này, người ta cho rằng quá trình khoáng hóa có thể kéo dài từ hàng trăm đến hàng nghìn năm, nhưng kết quả nghiên cứu của dự án CarbFix cho thấy CO2 tạo thành khoáng vật rắn trong vòng chưa đầy 2 năm. Theo TS. Juerg Matter, trưởng dự án nghiên cứu CarbFix, cụ thể là khoảng 95% đến 98% lượng CO2 được bơm xuống lòng đất đã được khoáng hóa trong khoảng thời gian dưới 2 năm.

Trong những năm qua, công ty Climeworks đã đi tiên phong trong việc xây dựng hệ thống DAC mới. Công nghệ này có thể thu CO2 từ không khí trong môi trường xung quanh vào bộ lọc trước khi khí thải được tinh chế và sau đó thương mại hóa. Nhà máy thương mại đầu tiên ở Zurich, Đức đang phân phối CO2 đã thu giữ cho một nhà kính gần đó.

Cô lập cácbon nghĩa là CO2 được thu giữ và tích trữ trong các bể chứa dưới lòng đất, từng là chủ đề gây nhiều tranh cãi trong những năm gần đây. Một nghiên cứu từ năm 2015 của Viện Công nghệ Massechusetts (MIT) cho thấy quá trình cô lập cácbon trước đây không phát huy hiệu quả đặc biệt. Vì vậy, dù chúng ta có thể thu giữ CO2, nhưng vẫn chưa có phương thức xử lý trên quy mô lớn và vẫn còn lo ngại thực tế về việc CO2 bị cô lập có thể rò rỉ trở lại vào khí quyển. Việc kết hợp công nghệ DAC của Công ty Climeworks với quá trình khoáng hoá của dự án CarbFix cung cấp bằng chứng về một hệ thống không chỉ không thải cácbon mà mà còn khử cácbon.

Giám đốc điều hành Công ty Climeworks, ông Christoph Gebald cho rằng: “Tiềm năng nhân rộng công nghệ của chúng tôi kết hợp với tích trữ CO2, là rất lớn. Không chỉ ở Ai-xơ-len mà còn ở nhiều vùng khác nhau cũng có sự hình thành đá tương tự“. Tuy nhiên, chi phí triển khai loại hình công nghệ thu hồi cácbon trên quy mô lớn hiện nay vẫn chưa thực tế.

N.P.D (NASATI), theo https://newatlas.com/negative-emission-power-plant-climeworks/51761/