Cơ quan khí tượng của Anh dự báo, các vụ phun trào núi lửa có thể giúp làm mát hành tinh vào năm tới.

Năm 2016 là năm nóng kỷ lục, còn năm 2017 là năm nóng thứ ba trong lịch sử. Năm 2018 sẽ tương đối mát, là do hiện tượng thời tiết La Nina – nhiệt độ trung bình của nước biển ở Nam Thái Bình Dương lạnh hơn, sẽ làm giảm nhiệt độ toàn cầu. Tuy nhiên, Cơ quan khí tượng của Anh đã lên tiếng cảnh báo nếu núi lửa hoạt động gây ra hiện tượng phun trào, thì có thể hạ nhiệt hành tinh.

Cơ quan khí tượng dự báo nhiệt độ trung bình toàn cầu năm 2018 sẽ dao động từ 0,88 độ C đến 1,12 độ C, ước tính trung bình là 1 độ C. Mức nhiệt này sánh ngang với nhiệt độ trước cuộc cách mạng công nghiệp trong giai đoạn năm 1850 -1900.

2016 là năm nóng nhất với nền nhiệt ấm hơn 1,14 độ C so với thời tiền công nghiệp. Năm 2015 là năm nóng thứ hai, ấm hơn 1,08 độ C, trong khi năm 2017 xếp thứ ba, ấm hơn 1,05°C so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Giáo sư Adam Scaife, trưởng ban dự báo dài hạn tại Cơ quan Khí tượng của Anh cho rằng: “Năm 2018, nhiệt độ trên toàn cầu sẽ rất ấm nhưng không thể vượt kỷ lục đã được thiết lập năm 2016, nhưng có thể mát hơn do ảnh hưởng của các vụ phun trào núi lửa. Ví dụ, núi lửa Mount Agung của Bali, mới đây phun trào ở mức độ vừa phải, nhưng có thể làm giảm mạnh nhiệt độ toàn cầu nếu núi lửa này phun trào mạnh trong năm tới“.

Núi lửa lớn khi phun trào, sẽ phát thải một lớp tro vào trong khí quyển có thể phản xạ nhiệt trở lại không gian, làm mát Trái đất. TS. Doug Smith, nghiên cứu sinh tại Cơ quan khí tượng cho rằng: “Năm 2018, nhiệt độ toàn cầu sẽ vẫn cao, nhưng các điều kiện La Niña hiện nay cho thấy nhiệt độ trung bình sẽ thấp hơn khoảng 0,1 độ C so với mức dự kiến vào năm 2018“.

N.P.D (NASATI), theo http://www.dailymail.co.uk/sciencetech/article-5202433/La-Nina-looks-reduce-global-temperature-2018.html#ixzz51yii1yR3, 21/12/2017