Báo cáo của Công ty nghiên cứu thị trường EMR với tựa đề “Báo cáo và Triển vọng của thị trường sữa toàn cầu trong năm 2019-2024” dự báo rằng thị trường sữa và các sản phẩm từ sữa trên toàn cầu sẽ tăng trưởng 2,5% mỗi năm. Trong đó, Châu Á là thị trường tiêu thụ sữa chủ lực và khu vực này cũng quyết định diễn biến của thị trường sữa toàn cầu.

milk-cow.jpg

Mặc dù nhu cầu tiêu thụ sữa vẫn tăng cao, song ngân hàng Rabobank cho rằng ngành công nghiệp sữa toàn cầu vẫn phải đối mặt với những khó khăn trong thời gian tới. Từ yếu tố thời tiết cho đến chi phí sản xuất tăng, độ tin cậy của người tiêu dùng thấp, năng lực sản xuất hạn chế và các quy định chặt chẽ về môi trường cũng ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất và chế biến sữa.

Cùng với sự gia tăng về nhu cầu sữa, các công ty khởi nghiệp trong ngành công nghiệp này cũng đang đưa ra những giải pháp để thay đổi, phát triển bền vững. Công nghệ không chỉ giúp người chăn nuôi  tối ưu hóa trang trại của mình mà còn giúp người dùng hiểu rõ hơn về các sản phẩm sữa mà họ đang dùng. Dưới đây là những Startup đáng chú ý của  ngành công nghiệp Sữa.

ZELP – Giảm phát thải khí mêtan

ZELP_edit.png

Có rất nhiều điều mà ngành công nghiệp Sữa cần phải thay đổi ngay hôm nay và trong tương lai gần. Nhu cầu về sản phẩm Sữa dự kiến sẽ tiếp tục tăng khi mọi người trên toàn thế giới đã và đang được tiếp cận với các sản phẩm chất lượng tốt và giá cả phải chăng. Tuy nhiên, theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc, trên toàn cầu, ngành chăn nuôi thải ra 44% khí mêtan do hoạt động của con người tạo ra. Quá trình lên men trong dạ cỏ – một trong bốn khoang dạ dày của vật nuôi như bò, cừu và dê – tạo ra khí metan, là kết quả của các vi sinh vật hỗ trợ trong quá trình tiêu hóa. Động vật phải tống khí ra để tồn tại.

Điều này đã khiến các công ty startup tìm kiếm các giải pháp để giải quyết vấn đề của hơn 1 tỷ con bò “ợ hơi”. Những giải pháp mới như máy lọc khí mê-tan hay quy trình chăn nuôi bò sữa mới có thể giúp ngành công nghiệp này bền vững trong tương lai.

Công ty khởi nghiệp ZELP của Anh, hay Dự án chăn nuôi không phát thải đã phát triển các thiết bị đeo Wearable có khả năng oxy hóa khí thải metan theo thời gian thực. Những thiết bị này được đặt xung quanh phần trước mũi của động vật nhằm phát hiện và thu giữ càng nhiều khí thải mêtan từ miệng chúng càng tốt. Ngoài ra, hệ thống này còn tích hợp  bộ định vị giám sát và theo dõi sức khỏe

AgriSmart – Gắn thẻ và giám sát chăn nuôi

agrismart_edit.jpg

Dán một thẻ viết tay màu vàng (tag) với thông tin trên tai của gia súc vẫn là thói quen ở nhiều nơi trên thế giới. Trong một số trường hợp, gia súc được đánh dấu bằng cách vẽ cơ thể hoặc sừng của chúng. Đánh dấu và xác định gia súc đã có những bước nhảy vọt với một số công ty cung cấp các giải pháp giám sát tự động.

Công ty khởi nghiệp Nam Phi AgriSmart sử dụng công nghệ theo dõi vị trí tiên tiến và công nghệ theo dõi sức khỏe toàn diện để phát triển hai loại thẻ cho gia súc. Thẻ ID bên ngoài tiêu chuẩn cơ bản (SEIDT) sử dụng tính năng định vị địa lý để cảnh báo cho nông dân nếu gia súc đi lạc bên ngoài khu vực trang trại của họ. Thẻ ID nội bộ nâng cao (AIIDT), là phần mở rộng của SEIDT, cho phép theo dõi sức khỏe của gia súc, cảnh báo cho nông dân nếu phát hiện bất kỳ hoạt động bất thường nào.

Pharm Robotics – Quản lý mũi tiêm tự động

pharm robotics_edit.jpg

Mặc dù tự động hóa có thể phát hiện và thông báo về sức khỏe của động vật, nhưng vẫn cần có kỹ năng và sức lao động của con người để quản lý thuốc và tiêm cho gia súc. Điều này có thể cực kỳ tốn thời gian và, với sự thiếu hụt lao động, gây ra sự chậm trễ nghiêm trọng. Những tiến bộ trong công nghệ quản lý robot trong y học và y tế hiện đã tiếp cận trang trại bò sữa.

Công ty khởi nghiệp Pharm Robotics có trụ sở tại Mỹ đã phát triển một hệ thống robot tự động có tên gọi Sureshot để quản lý việc tiêm thuốc. Họ sử dụng cảm biến RFID và camera để xác định gia súc cần tiêm. Một khi con bò đã được xác định, chúng được giữ yên một cách nhẹ nhàng với rào chắn trong khi một cánh tay robot điều khiển mũi tiêm. Lắp đặt hệ thống này sau các làn vắt sữa có thể đảm bảo hiệu quả trong việc tiến hành quá trình này.

INHOF – Phân tích dữ liệu từ A đến Z

inhof technology_edit.jpg

Những đổi mới trong ngành công nghiệp Sữa khá đa dạng và nhiều mức độ khác nhau. Có nhiều giải pháp đang tìm cách tự động hóa một phần của quy trình canh tác, theo dõi hoặc vắt sữa.

Tuy nhiên, khi việc áp dụng công nghệ đang được áp dụng rộng rãi ở nhiều trang trại thì những người chăn nuôi bắt đầu tìm kiếm các giải pháp toàn diện. Phân tích dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp tích hợp các giải pháp khác nhau có sẵn đồng thời cung cấp cho người chăn nuôi những thông tin quan trọng về đàn bò cũng như sữa bò. Startup INHOF  đến từ Ấn Độ đã phát triển nền tảng FarmTree có khả năng phân tích toàn diện về sữa bò.

Nhật ký kỹ thuật số của họ ghi lại các thông tin như sản lượng sữa trung bình,giai đoạn cạn sữa, và thông tin sức khỏe để cung cấp cho người nông dân hiểu rõ về trang trại và công việc kinh doanh của họ.

Smart Dairy Inside – Trang trại bò sữa tiêu chuẩn

smart diary inside_edit.png

Khi nhu cầu với các sản phẩm sữa tăng cao nhưng việc phát triển và mở rộng quy mô của người nông dân lại gặp nhiều hạn chế.  Không chỉ đòi hỏi việc lưu trữ sữa sau khi vắt được đảm bảo, người nông dân còn cần các thiết bị có thể chăm sóc bò sữa  cùng các công nghệ tiên tiến để đạt hiệu quả cao trong quản lý trang trại. Ngoài ra, việc thay đổi thiết kế với trang trại bò sữa hình tròn, nơi tất cả các khía cạnh của trang trại được tối ưu hóa tạo ra hiệu quả tối ưu hơn so với mô hình truyền thống.

Startup Hà Lan Smart Dairy Inside đang hướng tới việc cung cấp giải pháp giúp tối ưu cho các trang trại nhỏ Họ cung cấp Farm-in-a-Box, một trang trại được tiêu chuẩn hóa cho 25 con bò sữa với khả năng tiếp cận công nghệ, nhà đầu tư và thị trường. Ngoài ra, họ cung cấp một bộ giải pháp tự động được gọi là SmartBox – bao gồm thiết bị vắt sữa và giám sát chăn nuôi cũng như các công cụ để quản lý trang trại. Smart Dairy Inside  cũng cung cấp khóa đào tạo, chia sẻ kiến thức và dịch vụ cho nông dân chăn nuôi bò sữa thông qua SmartApp của họ.

PV